Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không? Chuyển nhượng quyền tác giả đã được thừa kế quy định như thế nào?

Tôi là con của nghệ sĩ X. Ba tôi vừa qua đời nên thôi được hưởng thừa kế di sản của ba. Cho tôi hỏi tôi có được hưởng thừa kế quyền tác giả của ba tôi không? Tôi có được chuyển nhượng quyền tác giả đã được thừa kế không? - Câu hỏi của anh Minh Nhựt đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không?

Căn cứ vào Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về thừa kế quyền tác giả như sau:

Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

Cụ thể, tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trước đây, quy định quyền nhân thân tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về quyền tài sản như sau:

Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.

Như vậy, từ quy định trên thì người thừa kế sẽ được thừa kế các quyền tác giả như sau:

+ Quyền nhân thân: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (các quyền còn lại là quyền nhân thân gắn liền với tác giả nên không thể thừa kế).

+ Quyền tài sản như quy định trên.

Lưu ý: Người thừa kế chỉ được thực hiện các quyền tác giả được thừa kế trong thời hạn bảo hộ tác giả còn lại.

Trước đây, quy định quyền tài sản tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không?

Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không? (Hình từ Internet)

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010) được quy định như sau:

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, theo quy định trên thì những yếu tố sau đây sẽ được bảo hộ mãi mãi bao gồm:

+ Tên của tác phẩm;

+ Tên thật hoặc bút danh của tác giả;

+ Sự toàn vẹn của tác phẩm;

Ngoài những yếu tố trên, tác phẩm sẽ có thời gian bảo hộ hữu hạn tùy theo đó là loại tác phẩm gì như quy định nêu trên.

Chuyển nhượng quyền tác giả đã được thừa kế quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về chuyển nhượng quyền tác giả như sau:

Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy, khi được hưởng thừa kế quyền tác giả thì anh sẽ có quyền chuyển nhượng quyền tác giả theo như quy định trên.

Nhưng anh lưu ý chỉ được chuyển nhượng quyền nhân thân là công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (các quyền còn lại là quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể thừa kế nên sẽ không chuyển nhượng được).

Quyền tác giả Tải về trọn bộ quy định hiện hành liên quan đến Quyền tác giả
Đăng ký quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tác phẩm cải biên có phải là tác phẩm phái sinh không? Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Trường hợp hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
Pháp luật
Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
Pháp luật
Quyền của tổ chức đối với cuộc biểu diễn là quyền liên quan đến quyền tác giả đúng không? Cuộc biểu diễn nào được bảo hộ quyền liên quan?
Pháp luật
Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ sở hữu quyền tác giả có được ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả của mình không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với Sơ đồ kiến trúc kèm hướng dẫn chi tiết điền mẫu tờ khai chuẩn nhất?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sơ đồ, bản vẽ liên quan đến công trình khoa học mới nhất? Hướng dẫn cách điền tờ khai?
Pháp luật
Sưu tập dữ liệu có thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hay không? Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền tác giả
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
5,455 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền tác giả Đăng ký quyền tác giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền tác giả Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký quyền tác giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào