Có được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong trường hợp nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng hay không?
Khi dự thầu nhà thầu có thể sử dụng những đồng tiền nào để đấu thầu?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Căn cứ Điều 10 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đồng tiền được sử dụng khi dự thầu như sau:
Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.
Như vậy, đối với đấu thầu trong nước đồng tiền dùng để dự thầu là đồng tiền Việt Nam.
Trường hợp đấu thầu quốc tế thì sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền.
Như vậy, đối với đấu thầu quốc tế có thể sử dụng đồng tiền nước ngoài. Trường hợp trong số các đồng tiền được quy định trong hồ sơ có đồng Việt Nam thì phải quy đổi tất cả về đồng Việt Nam.
Có được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong trường hợp nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng hay không?
Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm dự thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu
1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
...
Theo đó, việc áp dụng bảo đảm dự thầu được thực hiện khi:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
- Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Có được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong trường hợp nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng hay không?
Căn cứ khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu bao gồm:
Bảo đảm dự thầu
...
8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về thương thảo hợp đồng như sau:
Thương thảo hợp đồng
1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
...
3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;
c) Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.
Như vậy, ngoài trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Đấu thầu nêu trên sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu thì trong giai đoạn thương thảo hợp đồng sau khi trúng thầu mà nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì cũng sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu.
Trong quá trình thương thảo hợp đồng các bên sẽ phải đảm bảo nguyên tắc không được thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Và việc thương thảo không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11? Yêu cầu khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc?
- Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
- File excel tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới nhất? Tải file excel tính thuế TNCN ở đâu?
- Viết đoạn văn 5 7 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2?
- Nguồn thu và giao quyền tự chủ tài chính của ban quản lý dự án nhóm II theo Thông tư 70 quy định thế nào?