Có được đưa đón con bằng ô tô trong khuôn viên trường học? Tăng cường trách nhiệm nhân viên bảo vệ bảo đảm trật tự an toàn giao thông?
Có được đưa đón con bằng ô tô trong khuôn viên trường học không?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 1669/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2018 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục có nêu về việc đỗ xe trong khuông viên trường học như sau:
1. Yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyên truyền, quán triệt tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về an toàn trường học.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục (từ mầm non đến trung học phổ thông) trên địa bàn không cho phép các phương tiện xe cơ giới lưu thông, hoặc dừng đỗ trái phép trong khu vực có học sinh đang học, sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên nhà trường; đặt biển báo hạn chế tốc độ, qui định khu vực cấm phương tiện giao thông cá nhân lưu thông và dừng đỗ trong khu vực trường học; xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.
Theo đó, các cơ sở giáo dục (từ mầm non đến trung học phổ thông) trên địa bàn không được cho phép các phương tiện xe cơ giới lưu thông, hoặc dừng đỗ trái phép trong khu vực có học sinh đang học, sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên nhà trường
Do đó, phụ huynh học sinh không được đưa đón con bằng ô tô trong khu vực có học sinh đang học, sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên trường học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và tránh xảy ra những vụ tai nạn giao thông gay trong trường học.
Cơ sở giáo dục phải đặt biển báo hạn chế tốc độ, qui định khu vực cấm phương tiện giao thông cá nhân lưu thông và dừng đỗ trong khu vực trường học và cần xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.
Có được đưa đón con bằng ô tô trong khuôn viên trường học? (Hình từ Internet)
Thực hiện tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong khuôn viên trường học như hiện thế nào?
Tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong khuôn viên trường học được quy định tại Mục 3 Công văn 1669/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2018 như sau:
...
3. Tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong việc quản lý, bao quát, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viên trường học đúng quy định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với các em học sinh.
4. Phối hợp với Ban An toàn giao thông và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát; tổ chức giao thông tại các nhà trường cho phù hợp để bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của học sinh, giáo viên và nhà trường.
Theo đó, tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong việc quản lý, bao quát, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viên trường học đúng quy định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với các em học sinh.
Ngoài ra, nhà trường cũng cần phối hợp với Ban An toàn giao thông và các cơ quan chức năng của địa phương để thực hiện kiểm tra, rà soát; tổ chức giao thông tại các nhà trường cho phù hợp để bảo đảm an toàn giao thông.
Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn lành mạnh tại trường học được quy định thế nào?
Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện tại trường học được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;
(2) Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;
(3) Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;
(4) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;
(5) Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;
(6) Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?