Có được đặt tên đường, phố bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng 1 địa bàn đô thị không?
Có được đặt tên đường, phố bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng 1 địa bàn đô thị không?
Căn cứ Điều 6 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, không đặt tên đường, phố bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị.
Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân để có phương án xử lý phù hợp.
Có được đặt tên đường, phố bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng 1 địa bàn đô thị không? (Hình từ Internet)
Muốn đặt tên đường, phố là tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài có được không?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây :
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
3. Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.
Đối chiếu quy định trên, đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây:
Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.
Do đó, được đặt tên đường phố là tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài khi:
Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.
Ai có quyền quyết định đặt tên đường, phố?
Căn cứ Điều 16 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
Như vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên đường, phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?