Có được chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang đất ở không? Nếu được thì trình tự, thủ tục như thế nào?
Đất thương mại dịch vụ là gì?
Căn cứ Phụ lục 1 đính kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất thương mại dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở; văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm).
Có được chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang đất ở không?
Có được chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang đất ở không?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
"Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
....
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng."
Và theo khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về phân loại đất như sau:
"Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
...
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;"
Như vậy, đất thương mại dịch vụ là đất phi nông nghiệp nên được chuyển sang đất.
Trình tự, thủ tục chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang đất nhà ở là gì?
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất thực hiện các bước như sau:
Hộ gia đình, cá nhân có đất thương mại, dịch vụ thuộc diện được chuyển mục đích sử dụng thì thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ (Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT):
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra, phải nộp kèm hồ sơ gồm: Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân mang 01 bộ hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Nếu hồ sơ đủ thì Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp nhận.
- Nếu hồ sơ thiếu: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Khi nộp xong hồ sơ trong quá trình cơ quan giải quyết yêu cầu thì hộ gia đình, cá nhân cần lưu ý 02 việc sau:
- Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (theo thông báo nộp tiền)
- Nhận thông báo số tiền phải nộp, nộp tại cơ quan thuế và giữ chứng từ (biên lai) để xuất trình theo yêu cầu.
Bước 4. Trả kết quả
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
- Khi nhận được quyết định thì nên kiểm tra lại các thông tin trong quyết định, nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu sửa.
Thời hạn giải quyết yêu cầu:
+ Không quá 15 ngày
+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
(theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Lưu ý: Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?