Có được bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có chị ruột là Phó Trưởng đoàn thanh tra thuế không?
- Có được bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có chị ruột là Phó Trưởng đoàn thanh tra thuế không?
- Công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế bị thay đổi trong những trường hợp nào?
- Công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Có được bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có chị ruột là Phó Trưởng đoàn thanh tra thuế không?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:
Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế
1. Công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải am hiểu về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Không bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế trong trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) người đó là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế hoặc của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.
Theo đó, công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải am hiểu về lĩnh vực thanh tra, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh tra thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Không bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế trong trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) người đó là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra thuế hoặc của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.
Như vậy, không được bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có chị ruột là Phó Trưởng đoàn thanh tra thuế.
Có được bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có chị ruột là Phó Trưởng đoàn thanh tra thuế không? (Hình từ Internet)
Công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:
Thay đổi công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế
1. Việc thay đổi công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện trong trường hợp người đó không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ giám sát, có vi phạm pháp luật hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ giám sát.
2. Trường hợp công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế tự đề nghị được thay đổi thì phải báo cáo bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Trường hợp người ra quyết định thanh tra chủ động thay đổi thì phải thông báo cho công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế được biết và nêu rõ lý do.
3. Việc thay đổi công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế phải có quyết định bằng văn bản của người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định này được gửi cho Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; Tổ trưởng Tổ giám sát (nếu có), công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế được thay đổi; Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế được thay đổi; đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế. Quyết định về việc thay đổi người giám sát được thực hiện theo Mẫu số 03-TTKT ban hành kèm theo Quy chế này và được công bố ngay trong ngày làm việc tiếp theo của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
Theo đó, việc thay đổi công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế được thực hiện trong trường hợp người đó không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ giám sát, có vi phạm pháp luật hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ giám sát.
Trường hợp công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế tự đề nghị được thay đổi thì phải báo cáo bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi người ra quyết định thanh tra thuế.
Trường hợp người ra quyết định thanh tra chủ động thay đổi thì phải thông báo cho công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế được biết và nêu rõ lý do.
Công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ giám sát, công chức được giao nhiệm vụ giám sát
1. Yêu cầu người được giám sát thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế nay.
2. Báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra; kiểm tra về khó khăn, vướng mắc hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người được giám sát (nếu có) để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
3. Báo cáo với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra về kết quả giám sát và kiến nghị các giải pháp khắc phục (nếu có); chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, kiểm tra và trước pháp luật về tính trung thực của nội dung báo cáo.
4. Không được sử dụng trái pháp luật thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?