Có được áp dụng ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam hay không?

Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có được xác định là hàng hóa Made in Vietnam không? Có áp dụng ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam hay không? Trong việc lựa chọn nhà thầu có những ưu đãi nào được áp dụng? Câu hỏi của anh A (Hà Nội).

Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có được xác định là hàng hóa Made in Vietnam không?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP giải thích về xuất xứ hàng hóa như sau:

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Trong khi đó, hàng hóa được xem là Made in Vietnam khi thuộc 01 trong 02 trường hợp được quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:

(i) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Hàng hóa quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại Khoản 2 Điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại Khoản 7 Điều này được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
10. Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

(ii) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều này và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được xác định là hàng hóa Made in Vietnam.

Có áp dụng ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam hay không?

Có áp dụng ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam hay không? (hình từ internet)

Có áp dụng ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam hay không?

Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;
b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;
e) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
g) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;
h) Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
...
3. Việc áp dụng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp;
b) Đối tượng quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu quốc tế;
...

Như vậy, việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam sẽ được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp.

Trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam có những ưu đãi nào được áp dụng?

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:

Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
...
2. Các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;
b) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định, dựa trên kỹ thuật, kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;
c) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;
d) Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tham dự thầu. Trường hợp đã tổ chức đấu thầu, nếu không có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ đáp ứng được yêu cầu thì được phép tổ chức đấu thầu lại và cho phép các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.

Như vậy, trong việc lựa chọn nhà thầu để sản xuất hàng hóa Made in Vietnam có thể được hưởng một trong hai ưu đãi khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, cụ thể:

(i) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định, dựa trên kỹ thuật, kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;

(ii) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;

Lựa chọn nhà thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lụa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy trình giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu được quy định thế nào?
Pháp luật
Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
Pháp luật
Những gói thầu phải lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng từ 01/01/2024? Trường hợp nào không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Pháp luật
Gói thầu có nhiều phần thì lựa chọn nhà thầu như thế nào theo quy định Luật Đấu thầu 2024?
Pháp luật
Nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau khi lựa chọn nhà thầu thì xử lý thế nào theo Luật Đấu thầu 2024?
Pháp luật
Nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm dẫn đến không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư xử lý ra sao?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT thế nào?
Pháp luật
Mẫu số 01C mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT ra sao?
Pháp luật
Nhân sự chủ chốt là gì? Nhà thầu được thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt trong khi lựa chọn nhà thầu không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng đấu thầu qua mạng lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lựa chọn nhà thầu
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
558 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lựa chọn nhà thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lựa chọn nhà thầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào