Có diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ không? Kỷ niệm bao nhiêu năm thì diễu binh?
Có diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ không? Kỷ niệm bao nhiêu năm thì diễu binh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh
Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, việc tổ chức, diễu binh, diễu hành, duyệt binh sẽ phụ thuộc vào quyết định của cấp có thẩm quyền, mà không có quy định cụ thể là bao nhiêu năm thì sẽ diễu binh.
Đồng thời, căn cứ tiểu Mục 1 Chương II Hướng dẫn 179-HD/BTGTW năm 2024 quy định hoạt động kỷ niệm trọng tâm Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
II. CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM
...
1.4. Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)
...
b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm
- Tại tỉnh Điện Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân, dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; nghĩa trang A1 và tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua sinh hoạt chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền, trên các báo chí, trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin cổ động trực quan, trên Internet nhất là mạng xã hội.
Như vậy, diễu binh, diễu hành không nằm trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), mà chỉ có 02 hoạt động sau đây:
- Tại tỉnh Điện Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân, dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; nghĩa trang A1 và tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua sinh hoạt chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền, trên các báo chí, trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin cổ động trực quan, trên Internet nhất là mạng xã hội.
Có diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ không? Kỷ niệm bao nhiêu năm thì diễu binh? (Hình từ Internet)
Bên cạnh đó, mục đích của việc tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng được quy định tại tiểu Mục 1 Chương I Hướng dẫn 179-HD/BTGTW năm 2024 nêu rõ mục đích và yêu cầu là:
- Tuyên truyền sâu rộng về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự tin, tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tận dụng thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức tạo nên niềm tin mới, khí thế mới để tăng tốc, bứt phá, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, đúng các quy định hiện hành; gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo không khí phấn khởi, thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân.
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ không?
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ tết được hưởng nguyên lương bao gồm:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương.
Các ngày lễ lớn ở Việt Nam có bao gồm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của nước ta như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954) chính là ngày lễ lớn của nước ta.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cho thuê quyền khai thác là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không được phép cho thuê?
- Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ do ai quyết định?
- Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng đối với rừng đặc dụng của cộng đồng dân cư mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống?
- Sĩ quan Công an Nhân dân được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn không? Ai quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn?
- Từ địa phương là gì? Ví dụ về từ địa phương? Đặc điểm và tác dụng của từ địa phương? Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?