Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường? Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường?

Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường? Giải pháp thực hiện nhất quán công tác quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?

Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường?

Cơ chế thị trường là gì?

Cơ chế thị trường là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố, quy luật và mối quan hệ chi phối hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.

Các yếu tố chính cấu thành cơ chế thị trường bao gồm: cung và cầu; giá cả; cạnh tranh.

Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường?

- Ưu điểm:

+ Cơ chế thị trường giúp phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả, đảm bảo sản xuất những sản phẩm mà người tiêu dùng cần.

+ Cạnh tranh thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Người tiêu dùng và nhà sản xuất có quyền tự do lựa chọn.

- Nhược điểm:

+ Cơ chế thị trường có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản.

+ Thị trường có thể xảy ra các biến động, gây ra khủng hoảng kinh tế.

+ Đôi khi các doanh nghiệp mải chạy theo lợi nhuận tối đa, bỏ quên lợi ích lâu dài của người tiêu dùng, gây bức xúc xã hội.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường? Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường?

Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường của Nhà nước?

Điều tiết giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của Luật Giá để hạn chế các bất cập của kinh tế thị trường nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Nhà nước và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế - xã hội. (khoản 8 Điều 4 Luật Giá 2023)

Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước được quy định tại Điều 5 Luật Giá 2023 như sau:

Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước
1. Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
3. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì việc quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phải đảm bảo:

- Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;

- Công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Giải pháp thực hiện nhất quán công tác quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?

Giải pháp thực hiện nhất quán công tác quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 được hướng dẫn cụ thể tại mục 7 Phần III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

(1) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Giá và hệ thống pháp luật dân sự kinh tế. Đổi mới, hoàn thiện phương thức quản lý, điều hành giá để phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích cạnh tranh về giá.

Tăng cường vai trò công tác quản lý giá trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính.

(2) Đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ quan trọng, thiết yếu và các dịch vụ sự nghiệp công.

Tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ trong giá với lộ trình cụ thể, chi tiết, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai và hài hòa quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người dân, Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch; đồng thời khuyến khích, thúc đẩy thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sản xuất, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu.

(3) Đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo; tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương; hình thành và xây dựng cơ chế trao đổi dữ liệu, thông tin; xây dựng các giải pháp quản lý, điều hành giá phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn.

Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, đảm bảo kết nối dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương, hình thành kênh thông tin chính thống, tin cậy phục vụ công tác quản lý, điều hành giá.

Cơ chế thị trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giải pháp để tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường như thế nào?
Pháp luật
Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường? Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ chế thị trường
237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ chế thị trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ chế thị trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào