Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Chủ nghĩa xã hội khoa học có phải môn học bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng?
Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Chủ nghĩa xã hội khoa học có phải môn học bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng?
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống bao gồm các tầng lớp và giai cấp xã hội hiện hữu một cách khách quan trong một chế độ xã hội cụ thể.
Hệ thống này được hình thành thông qua các mối liên hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, phương thức quản lý và tổ chức quá trình sản xuất, cũng như địa vị chính trị - xã hội của các tầng lớp và giai cấp đó.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cũng theo đó, tại Điều 1 Quyết định 494/2002/QĐ-TTg quy định như sau:
...
Nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Chính trị.
a) Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh (đối với các trường đại học, cao đẳng); môn Chính trị (đối với các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) là những môn học bắt buộc:
Như vậy, hiện nay môn học "Chủ nghĩa xã hội khoa học" là môn học đại cương bắt buộc đối với các trường đại học, cao đẳng. Đối tượng được quy định cụ thể như sau:
- Đối với người Việt Nam và người nước ngoài học tại các trường đại học hoặc các trường do Việt Nam liên kết với nước ngoài mở tại Việt Nam;
- Đối với người Việt Nam học tại các trường đại học có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng đối với người nước ngoài học tại các trường đại học có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc phải học các môn học này mà chỉ khuyến khích học.
Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Chủ nghĩa xã hội khoa học có phải môn học bắt buộc tại các trường đại học, cao đẳng? (Hình từ Internet)
Đặc điểm của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Đặc điểm của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thể hiện như sau:
- Cơ cấu kinh tế đa dạng và phức tạp dẫn đến sự xuất hiện của nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội. Vị trí và vai trò của các giai cấp và tầng lớp này liên tục biến đổi theo sự thay đổi của cơ cấu kinh tế; các giai cấp vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quá trình chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội.
- Trong giai đoạn chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là một tổng thể bao gồm các giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và liên kết mật thiết với nhau. Mối quan hệ này được định hình bởi mục tiêu chung là cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi phương diện của đời sống.
- Những giai cấp, tầng lớp xã hội và nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội – giai cấp của giai đoạn chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội bao gồm:
+ Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, doanh nhân, tiểu chủ, thanh niên, phụ nữ, và nhiều nhóm xã hội khác.
+ Mỗi giai cấp và tầng lớp này có vai trò và vị trí riêng, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân, tất cả cùng hợp lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Qua đó, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thay thế các hình thái kinh tế – xã hội cũ kỹ đã lỗi thời.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Theo Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC)
....
1. Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Số đơn vị học trình: 4 (60 tiết).
3. Trình độ: cho sinh viên đại học.
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 70% thời gian.
- Xêmina: 30% thời gian.
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải học qua các học phần: Triết học Mác - Lênin và Kinh tế Chính trị Mác - Lênin.
6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Gồm 13 chương bao gồm những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, cung cấp cho sinh viên những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý giải và có thái độ đúng với thực tiễn xã hội, nâng cao lòng tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
..,
Theo đó, mô tả vắn tắt nội dung học phần môn Chủ nghĩa xã hội khoa học như sau:
Gồm 13 chương bao gồm những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, cung cấp cho sinh viên những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý giải và có thái độ đúng với thực tiễn xã hội, nâng cao lòng tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học là gì?
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học được quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?