Có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away không?
- Có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away không?
- Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away?
Có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away không?
Có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away không căn cứ điểm b, d khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Từ các quy định trên, trường hợp kinh doanh cà phê theo hình thức xe bán cà phê take away. Nếu xe bán cà phê take away này thực hiện cố định tại một địa điểm nhất định và hoạt động dưới mô hình của đại lý thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trường hợp các xe bán cà phê take away này hoạt động không cố định hoặc có cố định nhưng độc lập và nhỏ lẻ (đăng ký cá nhân, hộ kinh doanh hoặc không đăng ký kinh doanh) thì không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away (Hình từ Internet)
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away?
Về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away được quy định tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể như sau:
(1) Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện tại (1).
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away?
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hình thức xe bán cà phê take away căn cứ Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Bên cạnh đó, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này. (Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?