Có cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi đi đăng ký kết hôn hay không? Kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện giữa nam và nữ đúng không?
Có cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hay không?
Có cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 quy định nội dung đăng ký hộ tịch gồm:
Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
...
Theo đó, kết hôn là nội dung phải đăng ký hộ tịch.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP (Cụm từ "Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú" bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
...
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
Điều khoản thi hành
...
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
...
Theo đó, từ 1/1/2023 sổ hộ khẩu sẽ không có giá trị sử dụng, trường hợp sổ hộ khẩu đã bị thu hồi thì sẽ không được cấp lại. Khi đăng ký hộ tịch không cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu).
Như vậy, hiện nay khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu.
Kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện giữa nam và nữ đúng không?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo đó, nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Theo đó, kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện giữa nam và nữ.
Người cung cấp thông tin sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Và căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người cung cấp thông tin sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?