Người tuổi Sửu nên kết hôn với người tuổi Dậu không? Điều kiện để được công nhận hôn nhân hợp pháp là gì?
Người tuổi Sửu có nên kết hôn với người tuổi Dậu không? Kết hôn với người tuổi Dậu mang lại sự thuận lợi trong đường con cái đúng không?
Theo quan niệm tử vi phương Đông, người tuổi Sửu nên kết hôn với người tuổi Dậu, đây được xem là một cặp đôi khá lý tưởng khi xét về sự hòa hợp trong tính cách cũng như ngũ hành. Người tuổi Sửu thường mang trong mình sự chăm chỉ, kiên định, sống thực tế và có trách nhiệm cao với gia đình.
Trong khi đó, người tuổi Dậu lại nổi bật với sự thông minh, nhanh nhạy, năng động và có tầm nhìn xa trông rộng. Sự kết hợp giữa hai con giáp này tạo nên một mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau rất tốt - một người biết chăm lo ổn định, người kia biết phấn đấu và tìm kiếm cơ hội phát triển.
Về phương diện công danh và sự nghiệp, sự gắn bó giữa tuổi Sửu và tuổi Dậu có thể mang lại nhiều thuận lợi, bởi họ có thể hỗ trợ nhau tốt trong công việc cũng như cuộc sống. Tuổi Dậu thường có ý tưởng mới mẻ, còn tuổi Sửu có khả năng kiên trì thực hiện - đây là sự kết hợp hiếm thấy giữa ý tưởng và hành động thực tế. Nếu biết phối hợp ăn ý, cặp đôi này có thể gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và xây dựng một cuộc sống ổn định, thịnh vượng.
Về đường con cái, theo tử vi, hai tuổi này không xung khắc nên đời sống gia đình thường hòa thuận, ít xảy ra mâu thuẫn lớn, từ đó tạo môi trường tốt để nuôi dạy con cái phát triển toàn diện.
Tóm lại, người tuổi Sửu nên kết hôn với người tuổi Dậu. Tuy nhiên, để có được cuộc sống hôn nhân hài hòa, ổn định và nhiều cơ hội phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần vẫn phải phụ thuộc vào cả hai cùng nổ lực và thấu hiểu cho nhau, hợp tuổi chỉ là một phần nhỏ.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Người tuổi Sửu nên kết hôn với người tuổi Dậu không? Điều kiện để được công nhận hôn nhân hợp pháp là gì? (Hình từ Internet)
Ngoài người tuổi Dậu thì người tuổi Sửu nên kết hôn với người tuổi nào? Có những điều kiện kết hôn nào?
Bên cạnh tuổi Dậu - một trong ba tuổi tam hợp với Sửu thì người tuổi Sửu còn rất hợp với tuổi Tý và tuổi Tỵ trong chuyện hôn nhân. Tuổi Tý và tuổi Sửu tạo thành mối lục hợp, tức là sự kết nối bền chặt và bổ trợ lẫn nhau. Tuổi Tý thông minh, nhanh nhẹn, còn tuổi Sửu lại kiên trì, vững vàng, giúp mối quan hệ cân bằng giữa lý trí và cảm xúc.
Ngoài ra, tuổi Tỵ cũng rất phù hợp với Sửu vì cả hai nằm trong nhóm tam hợp (Sửu - Tỵ - Dậu). Người tuổi Tỵ sắc sảo, có chiều sâu và giàu cảm xúc, khi kết hợp với tuổi Sửu sẽ tạo nên sự ổn định và đồng lòng trong cuộc sống hôn nhân.
Ngược lại, tuổi Mùi được xem là đại kỵ với tuổi Sửu do nằm trong nhóm xung khắc, dễ xảy ra mâu thuẫn. Ngoài ra, tuổi Ngọ và tuổi Tuất cũng không phải là lựa chọn lý tưởng vì dễ thiếu sự hòa hợp trong suy nghĩ và lối sống.
Tóm lại, việc vợ chồng có hợp tuổi nhau hay không chỉ là một yếu tố nhỏ trong cuộc sống hôn nhân. Điều quan trọng hơn cả là cả hai người cùng nỗ lực thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành với nhau qua những khó khăn, thử thách. Chính sự cảm thông và cố gắng vun đắp từ cả hai phía mới là nền tảng vững chắc để xây dựng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và bền lâu.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Điều kiện kết hôn được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và công nhận. Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 điều kiện kết hôn được quy định như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo: Là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
+ Tảo hôn: Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.
+ Cưỡng ép kết hôn: Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
+ Lừa dối kết hôn;
+ Cản trở kết hôn: Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Có cần hộ chiếu khi làm hồ sơ đăng ký kết hôn hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
Thủ tục đăng ký kết hôn.
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
...
Như vậy, chỉ người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mới phải nộp bản sao hộ chiếu khi đăng ký kết hôn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức được thuê nhà ở công vụ khi nhà xa trung tâm hành chính mới đúng không?
- Mẫu Báo cáo đại hội đảng bộ 25 30? Tải về Mẫu Báo cáo đại hội đảng bộ 25 30 file word mới nhất?
- Đã có Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD về tuyển dụng quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non, phổ thông?
- Mẫu đề cương báo cáo công tác xây dựng đảng trình Đại hội đảng bộ? Tải mẫu? Khẩu hiệu tuyên truyền đại hội Đảng bộ?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 27 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4? Ngày Người khuyết tật Việt Nam có phải ngày lễ lớn?