Có các loại thư viện nào theo quy định hiện nay? Các loại thư viện này được tổ chức theo mô hình gì?
Có các loại thư viện nào theo quy định hiện nay?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019 giải thích về thư viện như sau:
Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Thư viện 2019 quy định về các loại thư viện như sau:
Các loại thư viện
1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;
b) Thư viện công cộng;
c) Thư viện chuyên ngành;
d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);
e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
...
Như vậy, thư viện bao gồm các loại sau đây:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện công cộng;
- Thư viện chuyên ngành;
- Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
- Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);
- Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
- Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
- Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Các loại thư viện (Hình từ Internet)
Các loại thư viện được tổ chức theo các mô hình gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Thư viện 2019 quy định về các loại thư viện như sau:
Các loại thư viện
...
2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.
Theo quy định trên, các loại thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
- Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;
- Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.
Việc đánh giá hoạt động thư viện thực hiện đối với các loại thư viện nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Thư viện 2019 quy định về đánh giá hoạt động thư viện như sau:
Đánh giá hoạt động thư viện
1. Việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với các loại thư viện nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.
2. Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như sau:
a) Khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng;
c) Theo định kỳ hằng năm.
3. Tiêu chí, phương pháp, thủ tục đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia.
4. Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động thư viện bao gồm:
a) Thư viện tự đánh giá;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đánh giá;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với các loại thư viện nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.
Nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như sau:
- Khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật;
- Trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng;
- Theo định kỳ hằng năm.
Tiêu chí, phương pháp, thủ tục đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia.
Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động thư viện bao gồm:
- Thư viện tự đánh giá;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đánh giá;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá.
Thư viện có những chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Theo Điều 4 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của thư viện
1. Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.
2. Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.
3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.
4. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
Như vậy, chức năng và nhiệm vụ của thư viện được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?