Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào khi mua sắm tài sản trong Công an Nhân dân? Ai là người chịu trách nhiệm cho công tác mua sắm tài sản này?
Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào khi mua sắm tài sản trong Công an nhân dân?
Tại Điều 11 Thông tư 57/2016/TT-BCA quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu khi mua sắm tài sản trong Công an nhân dân như sau:
Hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu, theo hạn mức quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;
b) Mua sắm tài sản đặc biệt mang tính chất bí mật nhà nước;
c) Mua sắm trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất bí mật nhà nước để lắp đặt, trang bị cho mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự;
d) Mua sắm trong trường hợp cấp bách (cần thực hiện ngay để khắc phục kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng hoặc cần thực hiện ngay theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội) mang tính chất bí mật nhà nước.
2. Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản đặc biệt (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), tài sản chuyên dùng và máy móc, trang thiết bị y tế có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
3. Đối với gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu nhưng vẫn có thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các Điều 20, 21, 23 và 24 Luật Đấu thầu thì khuyến khích áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu này.
Theo đó có 03 hình thức lựa chọn nhà thầu khi mua sắm tài sản trong Công an nhân dân là:
- Hình thức chỉ định thầu
- Hình thức đấu thầu hạn chế
- Đối với gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu nhưng vẫn có thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
Thì khuyến khích áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu này.
Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào khi mua sắm tài sản trong Công an Nhân dân? (Hình từ Internet)
Ai là người chịu trách nhiệm cho công tác mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 57/2016/TT-BCA có quy định như sau:
Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu, quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, cấm tham gia hoạt động đấu thầu, đăng tải quyết định xử lý vi phạm trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu, các điều 121, 122, 123 và 124 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
2. Thủ trưởng đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, trước pháp luật trong công tác mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân; trường hợp cán bộ thuộc quyền vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thủ trưởng đơn vị mua sắm phải chịu trách nhiệm liên đới.
Theo đó thủ trưởng đơn vị mua sắm sẽ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, trước pháp luật trong công tác mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân; trường hợp cán bộ thuộc quyền vi phạm thì thủ trưởng đơn vị mua sắm phải chịu trách nhiệm liên đới.
Thủ trưởng đơn vị mua sắm tài sản trong Công an nhân dân là ai?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 57/2016/TT-BCA có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.
2. Đơn vị thực hiện mua sắm là đơn vị hoặc bộ phận được thủ trưởng đơn vị mua sắm giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện mua sắm.
3. Tài sản đặc biệt là tài sản sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và hoạt động nghiệp vụ Công an, được quy định trong danh mục tài sản đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
4. Tài sản chuyên dùng là tài sản sử dụng thường xuyên phục vụ công tác Công an, được quy định trong danh mục tài sản chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
5. Tài sản phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập, nghiên cứu của Công an các đơn vị, địa phương.
6. Dự toán mua sắm là tập hợp các đề xuất về danh mục, số lượng, yêu cầu kỹ thuật cơ bản, đơn giá dự toán, thành tiền, thuyết minh nội dung mua sắm.
Theo đó thì thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?