Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát tán, truyền bá hình ảnh, video đồi trụy của người khác lên mạng xã hội hay không?
Phát tán hình ảnh, video đồi trụy của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm được hiểu như sau:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
- Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, tội phát tán hình ảnh, video đồi trụy của người khác trên mạng xã hội được xem là tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đây là một tội xâm phạm trực tiếp đến danh dự,nhân phẩm của người khác vàlà hành vi đi ngược với quy chuẩn đạo đức của xã hội và rất đáng để lên án và bài trừ.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc phát tán hình ảnh, video của người khác
Với tội danh này, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Theo Khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt tù đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:
- Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
+ Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
+ Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
+ Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
+ Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
+ Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
+ Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
+ Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
+ Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
+ Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
+ Phổ biến cho 101 người trở lên.”.
Ngoài ra theo khoản 4 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy theo mức độ của hành vi vi phạm, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm tối đa là 15 năm tù giam.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát tán, truyền bá hình ảnh, video đồi trụy của người khác lên mạng xã hội hay không?
Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của việc phát tán hình ảnh, video đồi trụy
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải bồi thường cho người bị hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, cách xác định các khoản bồi thường như sau:
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?