Có bắt buộc phải niêm yết công khai bản tự công bố sản phẩm tại trụ sở hay không? Không niêm yết bản tự công bố sản phẩm liệu có bị xử phạt?
Có bắt buộc phải niêm yết công khai bản tự công bố sản phẩm tại trụ sở hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) và khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về trình tự tự công bố sản phẩm như sau:
Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
...
2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
...
Như vậy, theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp không bắt buộc phải niêm yết công khai bản tự công bố sản phẩm tại trụ sở của mình mà có thể lựa chọn một trong 03 hình thức sau đây để tự công bố sản phẩm:
- Công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Công bố sản phẩm trang thông tin điện tử của mình;
- Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
Tải Mẫu bản tự công bố sản phẩm mới nhất tại đây: Tại đây
Bản tự công bố sản phẩm (Hình từ Internet)
Không niêm yết bản tự công bố sản phẩm liệu có bị xử phạt?
Tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm như sau:
Vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Không công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
...
Như đã phân tích trước đó thì doanh nghiệp không bắt buộc phải niêm yết công khai bản tự công bố sản phẩm tại trụ sở của mình mà có thể lựa chọn các hình thức khác để tự công bố sản phẩm.
Theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn không niêm yết công khai mà tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình và không bị xử phạt.
Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp không thực hiện tự công bố sản phẩm (tức không thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cũng không đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, không niêm yết bản tự công bố sản phẩm) thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP thì mức phạt được quy định nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân).
Kinh doanh thực phẩm nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì khi sản xuất, kinh doanh những sản phẩm sau đây sẽ phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?