Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật? Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương pháp nào?
- Người khuyết tật có được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục hay không?
- Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật? Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương pháp nào?
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo như thế nào?
Người khuyết tật có được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục hay không?
Người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nôi dung và hoạt động được quy định tại Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo quy định của pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật thì nhà nước luôn tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ.
Ngoài ra, người khuyết tật sẽ có những ưu tiên sau đây:
- Nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông;
- Ưu tiên trong tuyển sinh;
- Miễn, giảm học một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng;
- Miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác;
- Xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Bên cạnh đó, người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết. Người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu. Người khuyết tập nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo tiêu chuẩn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng.
Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật? Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương pháp nào? (Hình từ internnet)
Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật? Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương pháp nào?
Phương thức giáo dục người khuyết tật được quy định tại Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Theo quy định của pháp luật thì có các phương thức giáo dục như sau:
- Giáo dục hòa nhập;
- Giáo dục bán hòa nhập;
- Giáo dục chuyên biệt.
Trong đó, giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật. Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Cũng theo quy định này, người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tập lựa chọn những phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Như vậy, theo quy định của pháp luật có 03 phương thức giáo dục và phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục hòa nhập.
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo như thế nào?
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sẽ được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?