Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo sóng thần theo quy định? Thời gian cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần là khi nào?

Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo sóng thần theo quy định? Bản tin cảnh báo sóng thần bao gồm những nội dung gì? Thời gian cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần là khi nào theo quy định của pháp luật hiện nay?

Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo sóng thần theo quy định?

Theo Điều 32 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Các loại tin cảnh báo sóng thần
1. Tin cảnh báo sóng thần được báo theo 3 mức:
a) Tin cảnh báo sóng thần mức 1: được ban hành khi phát hiện động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;
b) Tin cảnh báo sóng thần mức 2: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng cần đề phòng sóng lớn gây thiệt hại ở vùng ven biển, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;
c) Tin cảnh báo sóng thần mức 3: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, phải sơ tán ngay lập tức.
2. Tin hủy cảnh báo sóng thần
Tin hủy cảnh báo sóng thần được ban hành khi sóng thần không xảy ra như đã cảnh báo.
3. Tin cuối cùng về sóng thần
Tin cuối cùng về sóng thần được ban hành khi sóng thần kết thúc hoàn toàn.

Theo đó, có 03 loại bản tin cảnh báo sóng thần bao gồm:

(1) Tin cảnh báo sóng thần được báo theo 3 mức:

- Tin cảnh báo sóng thần mức 1: được ban hành khi phát hiện động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;

- Tin cảnh báo sóng thần mức 2: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng cần đề phòng sóng lớn gây thiệt hại ở vùng ven biển, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán;

- Tin cảnh báo sóng thần mức 3: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, phải sơ tán ngay lập tức.

(2) Tin hủy cảnh báo sóng thần: được ban hành khi sóng thần không xảy ra như đã cảnh báo.

(3) Tin cuối cùng về sóng thần: được ban hành khi sóng thần kết thúc hoàn toàn.

Bản tin cảnh báo sóng thần bao gồm những nội dung gì?

ban-tin-canh-bao-song-than

Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo sóng thần theo quy định? (Hình từ Internet)

Theo Điều 33 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Nội dung tin cảnh báo sóng thần
1. Tiêu đề Tin cảnh báo sóng thần quy định tại Điều 32 Quyết định này.
2. Nhận định về sóng thần
a) Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;
b) Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;
c) Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.
3. Yêu cầu sơ tán tùy theo mức tin cảnh báo.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần theo quy định tại Điều 4 và Điều 56 Quyết định này.
5. Thời gian ban hành bản tin.
6. Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

Theo đó, nội dung tin cảnh báo sóng thần bao gồm:

- Tiêu đề Tin cảnh báo sóng thần quy định tại Điều 32 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

- Nhận định về sóng thần

+ Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;

+ Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;

+ Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.

- Yêu cầu sơ tán tùy theo mức tin cảnh báo.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần theo quy định tại Điều 4 và Điều 56 Quyết định này.

- Thời gian ban hành bản tin.

- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

Thời gian cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần là khi nào?

Theo khoản 2 Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Thời gian và phương thức cung cấp tin về thiên tai
1. Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV Quyết định này trong thời gian chậm nhất là 15 phút kể từ thời điểm hoàn thành bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất.
2. Bản tin động đất, tin cảnh báo sóng thần được cung cấp ngay sau khi hoàn thành cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV Quyết định này.
3. Phương thức cung cấp tin về thiên tai
a) Hệ thống thông tin công cộng, bao gồm: mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương;
b) Hệ thống thông tin chuyên dùng, bao gồm: hệ thống đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh chuyên dùng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; hệ thống thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng; hệ thống thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác; hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp viễn thông.

Theo đó, bản tin cảnh báo sóng thần được cung cấp ngay sau khi hoàn thành cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

Cảnh báo sóng thần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo sóng thần theo quy định? Thời gian cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần là khi nào?
Pháp luật
Sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức?
Pháp luật
Rủi ro thiên tai sóng thần xác định theo bao nhiêu cấp độ? Cơ quan nào có thẩm quyền truyền phát bản tin cảnh báo sóng thần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh báo sóng thần
911 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh báo sóng thần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh báo sóng thần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào