Có áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu hay không? Áp dụng biện pháp tự vệ dựa trên các cơ sở nào?

Thư viện pháp luật cho mình hỏi hiện nay việc áp dụng các biện pháp tự vệ dựa trên các cơ sở nào? Với mặt hàng thép không hợp kim cán phẳng chưa sơn phủ mạ, thuộc mã HS nhóm 7208 có đang bị áp thuế theo các biện pháp tự vệ hay không? Khi muốn được hỗ trợ các thông tin về áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép thì liên hệ tới cơ quan nhà nước nào? - Câu hỏi của anh Tùng đến từ Hà Nội.

Áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép nhập khẩu dựa trên các cơ sở nào?

Áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép nhập khẩu

Áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép nhập khẩu (Hình từ Internet)

Về vấn đề anh thắc mắc, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có tra cứu tại Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016 áp dụng biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

Theo đó tại khoản 6 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016 thì cơ sở để áp dụng biện pháp tự vệ sẽ căn cứ thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích tại báo cáo cuối cùng, Cơ quan điều tra đánh giá như sau:

- Ngành sản xuất trong nước là tập hợp những doanh nghiệp sản xuất phôi thép/thép dài trong nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng toàn ngành.

- Phôi thép và thép dài được sản xuất trong nước là hàng hóa tương tự với phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam.

- Khối lượng phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam tăng cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn điều tra.

- Ngành sản xuất trong nước đã chịu thiệt hại nghiêm trọng như giảm thị phần, công suất, doanh thu, lợi nhuận, nhân công và tăng tồn kho trong giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là năm 2015.

- Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

- Sự dư thừa công suất cũng như sản lượng thực tế kết hợp với lượng tồn kho lớn của các sản phẩm thép của Trung Quốc được xem là “những diễn biến không lường trước” và là nguyên nhân gây gia tăng đột biến lượng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Có áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu hay không?

Về vấn đề này tại khoản 2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 538/QĐ-BCT năm 2018) có nêu:

Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ
Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim; và các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00
Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là: 7224.90.00; 7227.90.00; 7228.30.10; và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến các mã HS gốc còn lại.
Các sản phẩm phôi thép và thép dài có một trong các đặc điểm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ:
(1) Phôi thép không có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng lớn hơn 2 lần chiều dày, có kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày <100mm hoặc >180mm;
(2) Phôi thép chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%;
(3) Thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14 mm;
(4) Thép chứa một trong các nguyên tố chứa hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si >0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%;
(5) Thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng sản xuất que hàn (vật liệu hàn).
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng phôi thép và thép dài thuộc mục (1), (2), (3) và (4), để được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ, khi nhập khẩu hàng hóa cần cung cấp cho cơ quan hải quan các giấy tờ phù hợp để chứng minh hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các tiêu chí được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ như trên.
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng thép dây thuộc mục (5), đề nghị xem Phụ lục 1 của Thông báo này để tiến hành các thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ nêu trên.

Như vậy hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim; và các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam.

Cụ thể áp dụng đối với các loại hàng hóa có mã HS là 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00

Theo đó thì đối với mặt hàng thép không hợp kim cán phẳng chưa sơn phủ mạ, thuộc mã HS nhóm 7208 mà anh đề cập thì không thuộc các đối tượng nêu trên.

Liên hệ đến cơ quan nào để được hỗ trợ về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu?

Tại phần thông tin liên hệ được nêu tại khoản 8 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016, thì khi muốn được hỗ trợ về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu thì anh liên hệ tới:

Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84 4) 222.05002 (Máy lẻ: 1035) (Chị Phan Mai Quỳnh) hoặc (+84 4) 222.05018; Email: quynhpm@moit.gov.vn: giangpc@moit.gov,vn.

Biện pháp tự vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải có những nội dung gì?
Pháp luật
Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không?
Pháp luật
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ? Khi nào thì áp dụng biện pháp tự vệ chính thức?
Pháp luật
Được tái áp dụng Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam không? Nếu có thì tối đa mấy lần?
Pháp luật
Có bao nhiêu biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ?
Pháp luật
Biện pháp tự vệ tạm thời có được áp dụng khi có sự gia tăng quá mức hàng hoá nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Biện pháp tự vệ chuyển tiếp nào có thể áp dụng và thời hạn áp dụng theo quy định của Hiệp định CPTPP. RCEP là bao lâu?
Pháp luật
Biện pháp tự vệ thương mại có thể được gia hạn hay không? Biện pháp tự vệ thương mại có thể áp dụng tối đa trong bao lâu?
Pháp luật
Ai có quyền đề nghị khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ tại Việt Nam? Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Biện pháp tự vệ có thể được áp dụng trong bao lâu? Doanh nghiệp nhập khẩu có được yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp tự vệ
1,453 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp tự vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp tự vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào