Biện pháp tự vệ tạm thời có được áp dụng khi có sự gia tăng quá mức hàng hoá nhập khẩu hay không?
Biện pháp tự vệ tạm thời có được áp dụng khi có sự gia tăng quá mức hàng hoá nhập khẩu hay không?
Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
1. Trên cơ sở kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi có các yếu tố sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quá mức quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
d) Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
2. Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung.
...
Theo đó, một trong những yếu tố để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là khi có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
Như vậy, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng khi có sự gia tăng quá mức hàng hoá nhập khẩu bị điều tra.
Lưu ý: Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung.
Biện pháp tự vệ tạm thời có được áp dụng khi có sự gia tăng quá mức hàng hoá nhập khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với những nội dung nào?
Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
...
3. Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung như sau:
a) Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Danh sách các nước được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
c) Mức thuế tự vệ tạm thời;
d) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
đ) Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
e) Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được;
g) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước thời hạn trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định trên thì quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung sau đây:
(1) Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành;
(2) Danh sách các nước được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
(3) Mức thuế tự vệ tạm thời;
(4) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
(5) Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
(6) Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được;
(7) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Ai có trách nhiệm tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ?
Trách nhiệm rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
Rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
1. Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời kéo dài hơn 03 năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Căn cứ kết luận rà soát giữa kỳ của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
a) Duy trì việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo đó, trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời kéo dài hơn 03 năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?