Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học đúng không? Công việc cụ thể là gì?

Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học đúng không? Công việc cụ thể là gì? Quyền hạn của Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý? câu hỏi của anh T (Khánh Hòa).

Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học đúng không?

Tại Bản mô tả vị trí việc làm của vị trí Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này cần có trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

● Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

Như vậy, Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học đúng không? Công việc cụ thể là gì?

Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học đúng không? Công việc cụ thể là gì? (hình từ internet)

Công việc cụ thể của Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý?

Theo Bản mô tả vị trí việc làm của vị trí Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này có các công việc cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Xây dựng văn bản

Chủ trì xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, chương trình và văn bản khác về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Văn bản đề án, chương trình... đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

Hướng dẫn

1. Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

3. Chủ trì tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

1. Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên.

2. Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả.

3. Được cơ quan, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy.

Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết

Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý.

1. Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời hạn quy định.

2. Nội dung báo cáo, đánh giá có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tham gia thẩm định các văn bản

Tham gia thẩm định, góp ý văn bản về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

1. Phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế

a) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, đề án phòng tránh và giảm thiểu tranh chấp quốc tế.

b) Chủ trì việc giải quyết vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật

c) Chủ trì tổ chức các hội thảo, tập huấn, phổ biến thông tin về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế.

d) Chủ trì tiến hành các hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm của nước ngoài về phòng tránh, giảm thiểu tranh chấp đặc biệt tại các diễn đàn quốc tế như UNCITRAL, ICSID.

e) Chủ trì nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan tới phòng ngừa tranh chấp quốc tế.

2. Giải quyết tranh chấp

a) Trực tiếp tham gia giải quyết về mặt pháp lý, nội dung tranh chấp đầu tư quốc tế có liên quan tới Việt Nam được phân công chủ trì bao gồm: chủ trì thương lượng, tham vấn, thỏa thuận các vấn đề quy trình tố tụng, các vấn đề về lựa chọn trọng tài, thuê luật sư, thu thập hồ sơ chứng cứ, phối hợp với luật sư xây dựng các bản đệ trình của phía Việt Nam, xử lý các vấn đề pháp luật trong nước, chủ trì thực hiện các công việc liên quan trước, trong và sau các phiên xét xử, báo cáo cấp trên để xử lý công việc theo đúng quy trình tố tụng.

b) Đối với các vụ việc Bộ Tư pháp không được phân công chủ trì: chủ trì thực hiện vai trò đại diện pháp lý theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

c) Chủ trì nghiên cứu, thực thi phán quyết của Hội đồng trọng tài quốc tế.

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các đơn vị liên quan và công chức tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

1. Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác phát triển hiệu quả cao.

2. Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.

Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.

Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.



Quyền hạn của Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý?

Tại Bản mô tả vị trí việc làm của vị trí Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này có các quyền hạn cụ thể như sau:

4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Bổ trợ tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 03/2024/TT-BTP sửa đổi 08 Thông tư nào liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp?
Pháp luật
Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý bắt buộc tốt nghiệp đại học đúng không? Công việc cụ thể là gì?
Chuyên viên chính về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật đúng không?
Pháp luật
Chuyên viên về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý thực hiện các công việc chuyên môn nào liên quan đến giám định tư pháp?
Pháp luật
Chuyên viên chính về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý tham gia xây dựng văn bản thuộc các lĩnh vực nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý cần phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý được chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bổ trợ tư pháp
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
203 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bổ trợ tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào