Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào? Chuyên viên phân tích phải có trình độ như thế nào?
- Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào?
- Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ như thế nào?
- Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ như thế nào?
- Ai có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm?
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào?
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 88/2014/NĐ-CP thì chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm là người thực hiện những hoạt động: Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào? Chuyên viên phân tích phải có trình độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ như thế nào?
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 151/2018/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của chuyên viên phân tích
1. (Bãi bỏ).
2. Không là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
3. Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
4. Có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quy định tại Khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ như thế nào?
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:
Chuyên viên phân tích
1. Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm lựa chọn, phân công nhiệm vụ và quyết định số lượng chuyên viên phân tích căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng. Chuyên viên phân tích tham gia vào từng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Không đồng thời là thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của cùng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đó;
d) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của chuyên viên phân tích vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung chuyên viên phân tích mới nếu cần thiết.
2. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích:
a) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;
d) Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có các nhiệm vụ như sau:
- Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
- Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
- Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;
- Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Ai có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm?
Ai có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:
Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo chuẩn mực của Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho hoạt động của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho hoạt động của chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?