Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được thực hiện như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được thực hiện như thế nào? Và ai có trách nhiệm xử lý đối với số cổ phần không bán hết khi tái cơ cấu doanh nghiệp? Đây là câu hỏi của anh Minh Thông đến từ Đà Nẵng.

Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:

Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu
1. Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
2. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 32/2021/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Theo đó, chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được thực hiện như sau:

- Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.

- Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Nghị định 140/2020/NĐ-CPThông tư 32/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.

tái cơ caus

Tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm xử lý đối với số cổ phần không bán hết khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:

Xử lý số cổ phần không bán hết
Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC. Trong đó:
1. Trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận sau khi bán đấu giá công khai không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán của cuộc đấu giá công khai theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư số 32/2021/TT-BTC thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ theo nguyên tắc thỏa thuận và giá bán cổ phần không thấp hơn mệnh giá.
2. Trường hợp Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định tại khoản 1 Điều này thì Ban chỉ đạo cổ phần hỏa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.

Như vậy, doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Nghị định 140/2020/NĐ-CPThông tư 32/2021/TT-BTC.

Khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì doanh nghiệp này có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu
1. Chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia phương án tái cơ cấu nghiên cứu, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trước khi xây dựng phương án tái cơ cấu.
2. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt theo quy định.
3. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam để triển khai các bước của quá trình tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất có tổng tài sản thấp hơn các khoản nợ phải trả.
4. Tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu, quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trường hợp có tổn thất xảy ra do vi phạm, không thực hiện đúng các quy định thì doanh nghiệp tái cơ cấu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Kết thúc quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phái quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, tinh giản biên chế và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt.
6. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác đối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , Thông tư số 32/2021/TT-BTC và Thông tư số 46/2021/TT-BTC.

Như vậy, khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì doanh nghiệp này có trách nhiệm như trên.

Tái cơ cấu doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì? Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới sẽ phát sinh khi nào?
Pháp luật
Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu của doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ khi nào?
Pháp luật
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa phải thực hiện theo mấy bước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tái cơ cấu doanh nghiệp
1,287 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tái cơ cấu doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tái cơ cấu doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào