Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì phải nộp bao nhiêu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa?
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì phải nộp bao nhiêu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa?
- Mức tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa được xác định như thế nào?
- Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất sang đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản không?
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì phải nộp bao nhiêu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp như sau:
Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
Theo đó, tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì phải nộp bao nhiêu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa? (Hình từ Internet)
Mức tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định về xác định mức thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa như sau:
Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
...
3. Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
b) Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
c) Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
...
Như vậy, mức thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa được xác định theo công thức:
Mức thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất sang đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản không?
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
....
5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
Từ quy định trên thì Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?