Chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có thể là người nước ngoài không?
- Việc lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện khi nào?
- Chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có thể là người nước ngoài không?
- Khi lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài thì cần đảm bảo đối tượng đáp ứng được những yêu cầu gì?
Việc lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về việc lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
Việc đánh giá của chuyên gia tư vấn độc lập đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Chương IV Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 02 chuyên gia tư vấn độc lập trong những trường hợp sau đây:
a) Hội đồng không thống nhất về kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp;
b) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Hội đồng.
2. Trong trường hợp phát sinh yêu cầu lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, thống nhất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, chỉ đạo.
...
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 02 chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:
(1) Hội đồng không thống nhất về kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp;
(2) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Hội đồng.
Khi thực hiện lấy ý kiến từ chuyên gia tư vấn độc lập, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, thống nhất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, chỉ đạo.
Chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có thể là người nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Chuyên gia tư vấn độc lập về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có thể là người nước ngoài không?
Trong quy định về chuyên gia tư vấn độc về đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ không có quy định bắt buộc về việc chuyên gia tư vấn phải là công dân Việt Nam.
Trên tinh thần có thể thực hiện những gì mà pháp luật không cấm nên có thể lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài để thực hiện đánh giá sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh trong một trường hợp khác tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN cũng có quy định về việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập như sau:
Xác định và phê duyệt Danh mục nhiệm vụ đặt hàng
...
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện rà soát trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng, xem xét ý kiến tư vấn của Hội đồng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp Vụ Kế hoạch - Tài chính trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến tư vấn của 01 đến 02 chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, nước ngoài hoặc thành lập Hội đồng khác để tiếp tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
...
Theo đó, trong việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập có thể thấy pháp luật cho phép được lựa chọn chuyên gia tư vấn ở nước ngoài.
Tuy nhiên cần đảm bảo chuyên gia tư vấn được lựa chọn đáp ứng đủ yều cầu theo quy định pháp luật.
Khi lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài thì cần đảm bảo đối tượng đáp ứng được những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn độc lập như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
Việc đánh giá của chuyên gia tư vấn độc lập đối với hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Chương IV Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
...
4. Điều kiện đối với chuyên gia tư vấn độc lập, thủ tục lấy ý kiến và trách nhiệm của chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện theo quy định tại Điều 18, khoản 2 Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN.
...
Bên cạnh đó, theo Điều 18 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực: 27/11/2023) quy định như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập
1. Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ nhiệm vụ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không phải là thành viên Hội đồng tư vấn; không thuộc tổ chức chủ trì; không phải là người tham gia thực hiện nhiệm vụ; không là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, thư ký khoa học và thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ; không phải là người đã bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc nhất định liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ mà chưa được xóa án tích; có căn cứ rõ ràng về việc không vô tư, khách quan khi đưa ra ý kiến tư vấn;
b) Là người có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu hoặc làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc cơ quan quản lý nhiệm vụ yêu cầu thực hiện. Chuyên gia tư vấn độc lập phải thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài để thực hiện đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thì Bộ Khoa học và công nghệ cần đảm bảo đối tượng đáp ứng được những điều kiện nêu trên.
Trước đây, dẫn chiếu Điều 18 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực: 27/11/2023) quy định như sau:
Chuyên gia tư vấn độc lập
1. Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không phải là thành viên Hội đồng; không thuộc tổ chức chủ trì; không là cha đẻ, mẹ đẻ, anh, chị em một, con đẻ của chủ nhiệm hoặc người tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Là nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao (học vị tiến sỹ hoặc chức danh khoa học phó giáo sư trở lên, ưu tiên nhà khoa học đầu ngành), phù hợp với nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần đánh giá, có thành tích nghiên cứu xuất sắc, thể hiện qua các kết quả nghiên cứu được công bố trong 05 năm gần nhất.
2. Thủ trưởng bộ, ngành, địa phương xem xét quyết định việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài hoặc chuyên gia không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Từ những quy định trên thì khi lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người nước ngoài để thực hiện đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thì Bộ Khoa học và công nghệ cần đảm bảo đối tượng đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Không phải là thành viên Hội đồng;
(2) Không thuộc tổ chức chủ trì;
(3) Không là cha đẻ, mẹ đẻ, anh, chị em một, con đẻ của chủ nhiệm hoặc người tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
(4) Là nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao (học vị tiến sỹ hoặc chức danh khoa học phó giáo sư trở lên, ưu tiên nhà khoa học đầu ngành), phù hợp với nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần đánh giá, có thành tích nghiên cứu xuất sắc, thể hiện qua các kết quả nghiên cứu được công bố trong 05 năm gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?