Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên nào?
- Các chương trình hành động quốc gia theo chống sa mạc hóa thì các quốc gia cần phải làm gì?
- Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên nào?
- Các chương trình hành động chống sa mạc hóa của vùng và tiểu vùng được quy định như thế nào?
Các chương trình hành động quốc gia theo chống sa mạc hóa thì các quốc gia cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động quốc gia
1. Mục tiêu của các chương trình hành động quốc gia là xác định các nhân tố dẫn đến sa mạc hoá và các biện pháp cần thiết để chống sa mạc hoá.
2. Các chương trình hành động quốc gia sẽ cụ thể hoá vai trò của chính phủ, các cộng đồng địa phương, người sử dụng đất đai và nguồn lực cần thiết
Cụ thể là các quốc gia phải:
- kết hợp chiến lược lâu dài phòng chống sa mạc hoá với các chính sách quốc gia để phát triển bền vững
- linh hoạt điều chỉnh chính sách của mỗi nước sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái của mỗi nước.
- đặc biệt phải chú trọng đến các biện pháp ngăn ngừa không cho đất đai tiếp tục bị suy thoái.
- tăng cường năng lực quốc gia về các phương tiện dự báo thời tiết, khí tượng thuỷ văn chống sa mạc hoá và hạn hán.
- tăng cường hợp tác và điều phối giữa các nhà tài trợ, các chính phủ, các cộng đồng địa phương và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc.
- tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ ở cấp quốc gia, vùng và tiểu vùng, người dân địa phương, những người sử dụng nguồn tài nguyên kể cả nông dân tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chương trình hành động quốc gia.
- yêu cầu đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình chống sa mạc hoá.
...
Như vậy, các chương trình hành động quốc gia theo Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia cần phải thực hiện như trên.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động quốc gia
...
3. Các chương trình hành động quốc gia có thể bao gồm:
a. tăng cường hệ thống dự báo ở cấp quốc gia và địa phương, cấp vùng và tiểu vùng.
b. xây dựng kế hoạch dự báo thời tiết và phòng chống khẩn cấp ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp vùng và cấp tiểu vùng.
c. xây dựng và tăng cường hệ thống an ninh lương thực bao gồm hệ thống kho tàng và tiêu thụ dặc biệt ở các vùng nông thôn.
d. xây dựng các dự án giúp cải thiện đời sống nhân dân các vùng bị khô hạn.
e. xây dựng chương trình thuỷ lợi bền vững cho chăn nuôi và trồng trọt.
4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước chương trình hành động quốc gia có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên như: xoá đói giảm nghèo, tăng cường an toàn lương thực, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài nguyên môi trường, tăng cường kiểm tra, theo dõi một cách hệ thống thuỷ văn, khí tượng, tăng cường năng lực, nân cao nhận thức của cộng đồng.
Theo đó, chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên như:
- Xoá đói giảm nghèo,
- Tăng cường an toàn lương thực,
- Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên,
- Tăng cường giáo dục,
- Nâng cao nhận thức của xã hội về tài nguyên môi trường,
- Tăng cường kiểm tra,
- Theo dõi một cách hệ thống thuỷ văn, khí tượng,
- Tăng cường năng lực,
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Các chương trình hành động chống sa mạc hóa của vùng và tiểu vùng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động của vùng và tiểu vùng
Các bên sẽ trao đổi và phối hợp với nhau để xây dựng các chương trình hành động cho vùng và tiểu vùng để lông ghép với các chương trình hành động quốc gia về chống sa mạc hoá. Các chương trình này có thể bao gồm các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên, hợp tác khoa học kĩ thuật, tăng cường thể chế.
Theo đó, các chương trình hành động chống sa mạc hóa của vùng và tiểu vùng được quy định như sau: Các bên sẽ trao đổi và phối hợp với nhau để xây dựng các chương trình hành động cho vùng và tiểu vùng để lông ghép với các chương trình hành động quốc gia về chống sa mạc hóa. Các chương trình này có thể bao gồm các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên, hợp tác khoa học kĩ thuật, tăng cường thể chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?