Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có giá trị trong thời hạn bao lâu? Mẫu chứng nhận gồm các nội dung gì?
- Cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị mấy bộ hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia?
- Ai có thẩm quyền công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia?
- Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có giá trị trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia gồm các nội dung gì?
Cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị mấy bộ hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia?
Theo Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia như sau:
Hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia
1. Hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm:
a) Tờ trình của cơ sở giáo dục đại học đề nghị được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó ghi rõ đề nghị việc công nhận đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hay định hướng thực hành;
b) Các tài liệu minh chứng về sứ mạng, mục tiêu phù hợp với đề nghị trong Tờ trình; cơ cấu tổ chức và các văn bản do cơ sở giáo dục đại học ban hành theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các quy định của pháp luật liên quan;
c) Báo cáo kết quả tự đánh giá đạt chuẩn của cơ sở giáo dục đại học được Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
2. Hồ sơ làm thành 2 bộ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia bao gồm:
- Tờ trình của cơ sở giáo dục đại học đề nghị được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó ghi rõ đề nghị việc công nhận đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hay định hướng thực hành;
- Các tài liệu minh chứng về sứ mạng, mục tiêu phù hợp với đề nghị trong Tờ trình; cơ cấu tổ chức và các văn bản do cơ sở giáo dục đại học ban hành theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các quy định của pháp luật liên quan;
- Báo cáo kết quả tự đánh giá đạt chuẩn của cơ sở giáo dục đại học được Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
- Hồ sơ được làm thành 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ai có thẩm quyền công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia?
Theo Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT quy định:
Công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn kèm theo một bộ hồ sơ của cơ sở đào tạo đến Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia để triển khai đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học.
2. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học và gửi kết quả đánh giá về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, trong thời hạn 10 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt không quá 20 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ:
a) Ra quyết định công nhận và cấp chứng nhận đạt chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục đại học nếu đáp ứng ít nhất 90% tổng số tiêu chí của các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này; trong đó, không có tiêu chuẩn nào đạt thấp hơn 80% tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn đó;
b) Có công văn trả lời cơ sở giáo dục đại học trong trường hợp chưa đáp ứng được quy định tại Điểm a, Khoản này.
Như vậy, chiếu với quy định trên thì căn cứ vào hồ sơ và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, trong thời hạn 10 ngày làm việc, hoặc trường hợp đặc biệt không quá 20 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ:
- Ra quyết định công nhận và cấp chứng nhận đạt chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục đại học nếu đáp ứng ít nhất 90% tổng số tiêu chí của các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT;
Trong đó, không có tiêu chuẩn nào đạt thấp hơn 80% tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn đó;
- Có công văn trả lời cơ sở giáo dục đại học trong trường hợp chưa đáp ứng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT.
Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia (Hình từ Internet)
Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Theo Điều 7 Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giá trị của Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia
1. Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có giá trị trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian Chứng nhận cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia có hiệu lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện kiểm tra định kỳ các điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Nội dung các thông tin ghi trên Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia được quy định tại Phụ lục kèm theo thông tư này.
Như vậy chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có giá trị trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Mẫu chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia gồm các nội dung gì?
Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục kèm theo Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT quy định về nội dung trong mẫu chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia :
- Dòng 1, 2: Quốc hiệu 1.
Khoảng trống
- Dòng 3: Giấy chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia 2.
- Dòng 4: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 3.
- Dòng 5: Công nhận 4.
- Dòng 6: Tên cơ sở giáo dục đại học .
- Dòng 7: Địa chỉ 6.
Khoảng trống
- Dòng 8: Là cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia 7.
- Dòng 9: Giấy chứng nhận này có giá trị 5 năm, kể từ ngày, tháng, năm 8.
Khoảng trống
- Dòng 10: + Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm 9.
+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm 10.
- Dòng 11: + Bên trái: Vào sổ số11.
+ Bên phải: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 12.
Khoảng trống (3,5 cm): Chữ ký, dấu
- Dòng 12: Họ và tên người ký quyết định 13.
____________________
1 Quốc hiệu:
- Dòng chữ: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (chữ in đậm).
- Dòng chữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" (chữ thường, đậm).
2 Chữ in đậm.
3 Chữ in.
4 Chữ in đậm.
5 Chữ thường.
6 Chữ thường.
7 Chữ thường.
8 Chữ thường.
9 Chữ thường.
10 Chữ thường.
11 Chữ thường.
12 Chữ in đậm.
13 Chữ in đậm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế cỡ chữ, hoa văn trong nội dung, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?