Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ pháp lý cấp cho công dân, nhằm xác nhận danh tính, quốc tịch và các thông tin cá nhân của họ.
Tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP cũng có giải thích: Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý: Tại Điều 46 Luật Căn cước 2023 có quy định về hạn sử dụng của chứng minh nhân dân như sau:
(1) Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
(2) Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
(3) Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước quy định tại Luật Căn cước 2023 cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024.
Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không? (Hình từ Internet)
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không thì căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Căn cước 2023, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
(1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
(2) Tên gọi khác.
(3) Số định danh cá nhân.
(4) Ngày, tháng, năm sinh.
(5) Giới tính.
(6) Nơi sinh.
(7) Nơi đăng ký khai sinh.
(8) Quê quán.
(9) Dân tộc.
(10) Tôn giáo.
(11) Quốc tịch.
(12) Nhóm máu.
(13) Số chứng minh nhân dân 09 số.
(14) Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.
(15) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.
(16) Nơi thường trú.
(17) Nơi tạm trú.
(18) Nơi ở hiện tại.
(19) Tình trạng khai báo tạm vắng.
(20) Số hồ sơ cư trú.
(21) Tình trạng hôn nhân.
(22) Mối quan hệ với chủ hộ.
(23) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
(24) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
(25) Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
(26) Thông tin khác theo quy định của Chính phủ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Căn cước 2023 về yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
4. Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
Và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
Bên cạnh đó, khi xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
- Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
- Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định giám sát đảng viên, tổ chức đảng của Chi bộ, UBKT, Đảng ủy mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân lớp 3 hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trường tiểu học phải có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập như thế nào để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục?
- Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra đảng viên của Chi bộ mới nhất? Công tác kiểm tra đảng viên của chi bộ được thực hiện thế nào?
- 05 trường hợp không xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam? Đạt bao nhiêu điểm thì được xét tặng Giải thưởng?