Chứng minh chủ sở hữu quyền tác giả có thể dùng bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể dùng không?
- Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ đang ký quyền tác giả tại đâu?
- Chứng minh chủ sở hữu quyền tác giả có thể dùng bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể dùng không?
- Khi doanh nghiệp đề nghị hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì có cần nộp bản gốc giấy chứng nhận không?
Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ đang ký quyền tác giả tại đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.
3. Đại diện hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Trường hợp cá nhân đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền của cá nhân;
...
Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ đang ký quyền tác giả như sau:
+ Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp qua cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
+ Thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.
Chứng minh chủ sở hữu quyền tác giả có thể dùng bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể dùng không? (Hình từ Internet)
Chứng minh chủ sở hữu quyền tác giả có thể dùng bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể dùng không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
...
d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:
Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
...
Theo đó, khi làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì có thể dùng bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả. Đây là tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đề nghị hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì có cần nộp bản gốc giấy chứng nhận không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:
Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
...
2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thực hiện theo thủ tục như sau:
...
b) Thành phần hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
Chứng cứ (nếu có);
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
...
Theo đó, khi doanh nghiệp đề nghị hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cần phải nộp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Ngoài ra, cần phải nộp giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu bài thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 đề 1, đề 2 hay, chọn lọc cho học sinh phổ thông và sinh viên?
- Kế hoạch đầu tư công là gì? Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch như thế nào?
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?
- Giáo viên được thực hiện hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường trong trường hợp nào theo Thông tư 29?