Chứng cứ trong vụ việc phòng vệ thương mại là gì? Bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại có nghĩa vụ gì?
Chứng cứ trong vụ việc phòng vệ thương mại là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng cứ là những gì có thật được Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại dùng làm căn cứ xác định cho việc giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
2. Bên yêu cầu là tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước nộp Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
...
Theo đó, chứng cứ trong vụ việc phòng vệ thương mại là những gì có thật được Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại dùng làm căn cứ xác định cho việc giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
Chứng cứ trong vụ việc phòng vệ thương mại là gì? Bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại có nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu có các quyền sau đây:
a) Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Gửi ý kiến về các dự thảo kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, kết luận rà soát, kết luận điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
c) Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;
d) Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
đ) Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;
e) Ủy quyền cho bên khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
g) Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;
h) Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện của Việt Nam.
2. Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình;
b) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra;
c) Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
3. Các bên liên quan theo quy định tại Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương không phải là Bên yêu cầu hoặc Bên bị yêu cầu có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin trung thực và tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại theo quan điểm của mình hoặc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
c) Tiếp cận thông tin về vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
d) Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại.
4. Các bên liên quan không phải nộp phí tham gia giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại sẽ có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình;
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra;
- Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Cơ quan điều tra trong vụ việc phòng vệ thương mại có được tiến hành điều tra tại chỗ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều tra tại chỗ
1. Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra tại chỗ để xác minh tính đầy đủ, chính xác và đúng đắn của các chứng cứ, thông tin do bên liên quan cung cấp.
2. Cơ quan điều tra chỉ tiến hành điều tra tại chỗ trong trường hợp có sự đồng ý của bên liên quan được yêu cầu điều tra tại chỗ.
3. Cơ quan điều tra phải gửi thông báo và nội dung yêu cầu điều tra cho bên liên quan được yêu cầu điều tra tại chỗ trước khi tiến hành điều tra tại chỗ.
4. Trong trường hợp tiến hành điều tra tại chỗ ở nước ngoài, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho đại diện Chính phủ của nước có doanh nghiệp được điều tra tại chỗ.
Như vậy, cơ quan điều tra trong vụ việc phòng vệ thương mại có thể tiến hành điều tra tại chỗ để xác minh tính đầy đủ, chính xác và đúng đắn của các chứng cứ, thông tin do bên liên quan cung cấp.
Lưu ý:
Cơ quan điều tra trong vụ việc phòng vệ thương mại chỉ tiến hành điều tra tại chỗ trong trường hợp có sự đồng ý của bên liên quan được yêu cầu điều tra tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 4 12 có sự kiện gì? Ngày 4 12 có gì đặc biệt? Ngày 4 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Mẫu Báo cáo chính trị đại hội chi bộ thôn mới nhất? Tải về mẫu Báo cáo chính trị đại hội chi bộ thôn?
- Đất đang có tranh chấp là gì? Xử lý cấp sổ đỏ như thế nào khi diện tích đất đang có tranh chấp?
- Đề cương báo cáo chính trị của cấp ủy trình đại hội chi bộ (Đảng bộ)? Tải về Đề cương báo cáo chính trị?
- Theo nguyên tắc kế toán, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá nào? Yêu cầu về kế toán?