Chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được cấp cho những chương trình đào tạo nào?

Cho tôi hỏi cán bộ công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ? Chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được cấp cho những chương trình đào tạo nào? Chứng chỉ có giá trị sử dụng ra sao? Câu hỏi của anh Tâm (Vĩnh Long).

Cán bộ công chức, viên chức kiểm toán nhà nước được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ?

Theo Điều 23 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:

Điều kiện được cấp Chứng chỉ, Giấy chứng nhận
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định các nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
2. Hoàn thành đủ các bài kiểm tra, bài thi, bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề hoặc đề án theo quy định của chương trình đào tạo, bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, đề án phải đạt từ 5 trở lên (chấm theo thang điểm 10) hoặc 50 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 100).
3. Chấp hành đầy đủ nội quy học tập theo Quy chế tổ chức lớp học.

Theo đó, để được cấp chứng chỉ, cán bộ công chức, viên chức kiểm toán nhà nước đã tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định các nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Hoàn thành đủ các bài kiểm tra, bài thi, bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề hoặc đề án theo quy định của chương trình đào tạo, bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, đề án phải đạt từ 5 trở lên (chấm theo thang điểm 10) hoặc 50 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 100).

- Chấp hành đầy đủ nội quy học tập theo Quy chế tổ chức lớp học.

kiểm toán nhà nước

Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)

Chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhà nước được cấp cho những chương trình đào tạo nào?

Theo khoản 2 Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:

Cấp chứng chỉ và chứng nhận
...
2. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp các Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các chương trình sau:
a) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn Tiền kiểm toán viên;
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính;
d) Chương trình bồi dưỡng ngạch kiểm toán viên cao cấp;
đ) Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
e) Chương trình đào tạo về kiểm toán hoạt động;
g) Chương trình kiểm toán công nghệ thông tin;
h) Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
Ngoài các chương trình được cấp Chứng chỉ quy định, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho học viên phù hợp với yêu cầu và thực tiễn.

Theo đó, trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp các Chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng cho các chương trình sau:

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn Tiền kiểm toán viên;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính;

- Chương trình bồi dưỡng ngạch kiểm toán viên cao cấp;

- Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;

- Chương trình đào tạo về kiểm toán hoạt động;

- Chương trình kiểm toán công nghệ thông tin;

- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.

Chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng kiểm toán nhà nước có giá trị sử dụng như thế nào?

Theo Điều 24 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:

Giá trị sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng
1. Chứng chỉ chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức là một trong những điều kiện để công chức được cử dự thi nâng ngạch, bổ nhiệm vào ngạch đã học và được học chương trình theo tiêu chuẩn ngạch cao hơn liền kề.
2. Chứng chỉ chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cao hơn được thay thế Chứng chỉ chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch thấp hơn.
3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là một trong những điều kiện để công chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc để hoàn thiện tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo theo quy định.
4. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
5. Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.

Theo đó, giá trị sử dụng chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng kiểm toán nhà nước được quy định như sau:

- Chứng chỉ chương trình đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức là một trong những điều kiện để công chức được cử dự thi nâng ngạch, bổ nhiệm vào ngạch đã học và được học chương trình theo tiêu chuẩn ngạch cao hơn liền kề.

- Chứng chỉ chương trình đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cao hơn được thay thế Chứng chỉ chương trình đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch thấp hơn.

- Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý là một trong những điều kiện để công chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc để hoàn thiện tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo theo quy định.

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

- Chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mỗi hồ sơ công việc của Kiểm toán Nhà nước được lập phải đáp ứng những yêu cầu gì? Việc lập hồ sơ công việc gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán mới nhất của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có tối đa bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là gì? Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là gì? Việc khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo hình thức nào?
Pháp luật
Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước là gì? Chỉ sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước vào mục đích nào?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước có địa chỉ là gì? Thông tin chủ yếu trên cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Phó trưởng phòng của đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền xử lý công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt không?
Pháp luật
Công chức là Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước là đối tượng được cử đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đúng không?
Pháp luật
Khi nào Kiểm toán nhà nước được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
861 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào