Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia như thế nào?
Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì?
Hội đồng Y khoa Quốc gia được thành lập bởi Quyết định 956/QĐ-TTg năm 2020 và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hội đồng Y khoa Quốc gia có tên tiếng Việt là Hội đồng Y khoa Quốc gia. Tên tiếng Anh là Viet Nam Medical Council. Tên viết tắt của tiếng Anh là VNMC.
- Hội đồng Y khoa Quốc gia có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 956/QĐ-TTg năm 2020 thì Hội đồng Y khoa Quốc gia có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh theo Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới để đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
Bên cạnh đó, Điều 3 Quyết định 956/QĐ-TTg năm 2020 quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa Quốc gia như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
1. Xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp cho các chức danh hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; tham gia giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn năng lực nghề nghiệp của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về y tế và theo quy định của pháp luật.
2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật: xây dựng và thử nghiệm Bộ ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực hành nghề; xây dựng tiêu chuẩn của cơ sở tổ chức đánh giá năng lực hành nghề; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về đánh giá năng lực hành nghề.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 956/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia:
1. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm. Các Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các lĩnh vực, công việc theo phân công nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng; có 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoạt động chuyên trách giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng và những việc khác có liên quan khi được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng.
2. Ủy viên Hội đồng có từ 27 đến 29 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm:
a) Đại diện của Tổng hội Y học Việt Nam và một số Hội nghề nghiệp, chuyên khoa, chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực y tế.
b) Đại diện một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe.
c) Đại diện một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Đại diện của một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế về đào tạo, khám bệnh, chữa bệnh, pháp chế.
đ) 01 thành viên đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thành viên Hội đồng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia như sau:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm.
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các lĩnh vực, công việc theo phân công nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng; có 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoạt động chuyên trách giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng và những việc khác có liên quan khi được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền.
- Ủy viên Hội đồng có từ 27 đến 29 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm:
+ Đại diện của Tổng hội Y học Việt Nam và một số Hội nghề nghiệp, chuyên khoa, chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực y tế.
+ Đại diện một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe.
+ Đại diện một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Đại diện của một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế về đào tạo, khám bệnh, chữa bệnh, pháp chế.
+ 01 thành viên đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập, công khai, minh bạch khi thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.
2. Hội đồng họp và thảo luận tập thể về các nghị quyết, kế hoạch hoạt động và các nội dung quan trọng khác mà Chủ tịch Hội đồng quyết định phải lấy ý kiến các thành viên Hội đồng tại cuộc họp. Trường hợp phải biểu quyết thì ý kiến kết luận của Hội đồng, nghị quyết của Hội đồng phải được trên 50% số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập tán thành, trường hợp số phiếu đạt 50% thì theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Thành viên Hội đồng được quyền bảo lưu ý kiến của mình nhưng vẫn phải tuân thủ ý kiến kết luận, nghị quyết của Hội đồng đã được thông qua.
3. Việc biểu quyết các nội dung chuyên môn về chuẩn năng lực nghề nghiệp, xây dựng Bộ ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực hành nghề được Hội đồng và các Ban chuyên môn thể hiện ý kiến bằng hình thức chấm điểm của từng thành viên Hội đồng theo tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và phải bảo đảm tính chính xác, khoa học, rõ ràng, độc lập và đúng quy định của pháp luật. Nội dung chuyên môn về chuẩn năng lực nghề nghiệp, xây dựng Bộ ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực hành nghề được thông qua khi có số điểm trung bình đạt từ 70% tổng số điểm trở lên.
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia như sau:
- Hội đồng Y khoa Quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập, công khai, minh bạch khi thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.
- Hội đồng họp và thảo luận tập thể về các nghị quyết, kế hoạch hoạt động và các nội dung quan trọng khác mà Chủ tịch Hội đồng quyết định phải lấy ý kiến các thành viên Hội đồng tại cuộc họp.
- Trường hợp phải biểu quyết thì ý kiến kết luận của Hội đồng, nghị quyết của Hội đồng phải được trên 50% số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập tán thành, trường hợp số phiếu đạt 50% thì theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?