Chức năng của khoa gây mê hồi sức là gì? Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê hồi sức được được quy định thế nào?
Chức năng của khoa gây mê hồi sức là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về chức năng của khoa gây mê - hồi sức như sau:
Chức năng và nhiệm vụ của khoa gây mê - hồi sức
1. Chức năng:
Khoa gây mê - hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê - hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật được quy định tại Thông tư này.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê - hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực gây mê - hồi sức;
c) Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công.
Theo quy định trên, khoa gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật theo quy định.
Khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Khoa gây mê hồi sức gồm những bộ phận nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2012/TT-BYT về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Khoa gây mê - hồi sức hoàn chỉnh gồm các bộ phận sau:
a) Hành chính;
b) Khám trước gây mê;
c) Phẫu thuật;
d) Hồi tỉnh;
đ) Hồi sức ngoại khoa;
e) Chống đau.
2. Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I phải tổ chức khoa gây mê - hồi sức hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bệnh viện hạng II phải tổ chức khoa gây mê - hồi sức với tối thiểu gồm 04 bộ phận theo quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
4. Bệnh viện hạng III, hạng IV hoặc chưa phân hạng nếu chưa có khoa gây mê - hồi sức phải bố trí tối thiểu 02 bộ phận quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này thuộc một khoa lâm sàng có thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.
5. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác ngoài quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này nếu được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật thì phải bảo đảm hoạt động gây mê - hồi sức theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật được quy định tại Thông tư này.
Theo quy định trên, khoa gây mê hồi sức hoàn chỉnh gồm bộ phận hành chính; khám trước gây mê; phẫu thuật; hồi tỉnh và bộ phận hồi sức ngoại khoa.
Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê hồi sức được được quy định thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức như sau:
Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
1. Hành chính:
a) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về các hoạt động chuyên môn;
b) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về cấp phát, sử dụng trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc và hóa chất;
c) Theo dõi nhân lực và các công tác hành chính khác tại khoa.
2. Khám trước gây mê:
a) Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;
b) Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê - hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;
...
3. Phẫu thuật:
a) Chuẩn bị nhân lực, bàn phẫu thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao đầy đủ và sẵn sàng để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh;
b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị bắt buộc để bảo đảm đúng người bệnh và xác định đúng vị trí giải phẫu cần phẫu thuật, thủ thuật;
...
4. Hồi tỉnh:
a) Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;
b) Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;
...
5. Hồi sức ngoại khoa:
a) Tiếp nhận người bệnh từ bộ phận hồi tỉnh hoặc từ các bộ phận khác chuyển đến;
b) Theo dõi, chẩn đoán, điều trị tích cực và chăm sóc toàn diện người bệnh;
c) Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về khoa lâm sàng hoặc bộ phận khác hoặc chuyển viện, xuất viện.
6. Chống đau:
a) Khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác;
...
7. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên, các bộ phận của khoa gây mê - hồi sức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa.
Như vậy, các bộ phận trong khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ tương ứng được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?