Chức năng của Cục Quản lý đấu thầu là gì? Lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu sẽ bao gồm những ai?
Chức năng của Cục Quản lý đấu thầu là gì?
Cục Quản lý đấu thầu có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cục Quản lý đấu thầu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và được tổng hợp trong dự toán hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo quy định trên, Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Chức năng của Cục Quản lý đấu thầu là gì? Lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu sẽ bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức thẩm định những vấn đề nào?
Những vấn đề mà Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 2 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP và cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
6. Tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP; tham gia các hoạt động kiểm tra, thanh tra do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng.
...
15. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Cục phụ trách theo quy định.
16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động và tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
17. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi, lĩnh vực Cục phụ trách.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Theo đó, Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
Đồng thời Cục cũng có nhiệm vụ tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu sẽ bao gồm những ai?
Quy định về lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu tại Điều 4 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu
1. Cục có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị hành chính thuộc Cục; xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ của Cục theo quy định của pháp luật; xây dựng chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục gồm: Báo Đấu thầu, Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
4. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục; giúp Bộ trưởng quản lý toàn diện các mặt công tác của Báo Đấu thầu.
5. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Như vậy, lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu gồm Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Trong đó:
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục; giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý toàn diện các mặt công tác của Báo Đấu thầu.
- Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?