Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
- Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng chính là gì?
- Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
- Tiêu chuẩn năng lực, hiểu biết về Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp như thế nào?
Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng chính là gì?
Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Phụ lục 11 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
1. Vị trí, chức danh
Chức danh Trưởng phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ (Trưởng phòng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu đơn vị cấp phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật; có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của phòng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật trong việc điều hành mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chức danh Trưởng phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ (Trưởng phòng) như sau:
- Chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu đơn vị cấp phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật;
- Có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của phòng theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật trong việc điều hành mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
Theo Mục 4 Phụ lục 11 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định về tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp như sau:
4. Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm. Đối với chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn luật thì phải có trình độ thạc sĩ luật trở lên;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng III;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương đối với chức danh Trưởng phòng của các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong Trường;
d) Đã tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Có kinh nghiệm công tác theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Điều lệ trường trung cấp và các văn bản có liên quan.
Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm. Đối với chức danh yêu cầu trình độ chuyên môn luật thì phải có trình độ thạc sĩ luật trở lên;
- Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng III;
- Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương đối với chức danh Trưởng phòng của các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong Trường;
- Đã tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có kinh nghiệm công tác theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Điều lệ trường trung cấp và các văn bản có liên quan.
Tiêu chuẩn năng lực, hiểu biết về Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp như thế nào?
Theo Mục 3 Phụ lục 11 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực, hiểu biết
Có năng lực, hiểu biết quy định tại mục 3 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Quyết định này.
Như vậy, Tiêu chuẩn năng lực, hiểu biết về Chức danh Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Nắm vững và có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
- Có năng lực lãnh đạo, quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, nghiên cứu khoa học và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
- Có năng lực điều hành, quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị;
- Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc của Bộ Tư pháp, có mối liên hệ công tác tốt với các cơ quan có liên quan; có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý;
- Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi công tác;
- Tiêu chuẩn khác theo quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?