Chức danh nào có hệ số lương cao nhất trong Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay? Mức lương là bao nhiêu?
Chức danh nào có hệ số lương cao nhất trong Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo Bảng 1 Bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 128/QĐ-TW năm 2004 như sau:
Các chức danh lãnh đạo quy định 1 mức lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số TT | Chức danh | Hệ số lương | Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1 | Tổng Bí thư | 13,00 | 3.770,0 |
2 | Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư | 12,00 | 3.480,0 |
Và theo Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 như sau:
Các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT | Chức danh | Hệ số lương | Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1 | Chủ tịch nước | 13,00 | 3.770,0 |
2 | Chủ tịch Quốc hội | 12,50 | 3.625,0 |
3 | Thủ tướng Chính phủ | 12,50 | 3.625,0 |
Theo đó, 02 chức danh có hệ số lương cao nhất trong Hệ thống chính trị Việt Nam là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước với hệ số lương là 13.00.
Lương của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước theo hệ số lương hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
...
Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định công thức tính mức lương như sau:
(Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Như vậy, lương của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước theo hệ số lương hiện nay là:
13 x 2.340.000 = 30.420.000
Lưu ý: Mức lương trên được tính theo hệ số lương chưa bao gồm phụ cấp, trợ cấp khác.
Chức danh nào có hệ số lương cao nhất trong Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay? Mức lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo Nghị Quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương như thế nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp như sau:
(1) Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp;
Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, kỷ luật, trả lương và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng và tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm liên thông, tích hợp với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan.
(2) Hoàn thiện cơ chế thoả thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao.
Phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, quản lý tốt việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động.
Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương; tăng cường điều tra, công bố định kỳ thông tin, số liệu về tiền lương và thu nhập của cả khu vực công và khu vực thị trường.
Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác nghiên cứu cơ bản và thiết kế chính sách về lao động và tiền lương.
(3) Làm tốt công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.
(4) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.
Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình né tránh, thực hiện không nghiêm túc hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương.
Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số và cơ chế báo cáo định kỳ, công khai, minh bạch thông tin, số liệu về tổ chức bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi tiền lương trong khu vực công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?