Chức danh Dược sĩ được phân thành mấy hạng? Dược sĩ chính có nhiệm vụ gì? Có bắt buộc phải có bằng thạc sĩ dược học mới được làm dược sĩ chính không?
Chức danh Dược sĩ được phân thành mấy hạng? Dược sĩ chính là hạng mấy?
Chức danh Dược sĩ được phân thành mấy hạng? Dược sĩ chính là hạng mấy? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược thì có 4 phân hạng chức danh nghề nghiệp dược sĩ, cụ thể như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp dược
1. Dược sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.08.20
2. Dược sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.08.21
3. Dược sĩ (hạng III) Mã số: V.08.08.22
4. Dược hạng IV Mã số: V.08.08.23
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chức danh nghề nghiệp Dược sĩ được phân thành 4 hạng chức danh nghề nghiệp.
- Dược sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.08.20
- Dược sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.08.21
- Dược sĩ (hạng III) Mã số: V.08.08.22
- Dược hạng IV Mã số: V.08.08.23
Dược sỹ chính là hạng II mã số là V.08.08.21
Nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Dược sĩ được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của Dược sĩ, cụ thể như sau:
- Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Coi trọng việc kết hợp y-dược hiện đại với y-dược cổ truyền;
- Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
Dược sĩ chính có nhiệm vụ gì? Có bắt buộc phải có bằng thạc sĩ dược học mới được làm dược sĩ chính không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về dược sĩ chính, trong đó dược sĩ chính có những nhiệm vụ sau đây:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
- Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện việc pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu,..), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
- Tổ chức, thực hiện bảo đảm chất lượng thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc trong phạm vi được giao;
- Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
- Tổ chức, thực hiện thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
- Tổ chức, thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc, theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;
- Tổ chức, thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
- Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng về trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong đơn vị;
- Xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược như: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu và cấp phát thuốc;
- Tham gia hoặc chủ trì xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;
- Tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến;
- Chủ trì thực hiện công tác thống kê và báo cáo.
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn của dược sỹ chính như sau:
Dược sĩ chính - Mã số: V.08.08.21
...
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).
Như vậy, không bắt buộc dược sĩ chính phải có bằng thạc sĩ dược học mà chỉ yêu cầu thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học hoặc tốt nghiệp chuyên khoa cấp I thì đều đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?