Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
Căn cứ theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2023, khách hàng cá nhân khi thực hiện chuyển tiền trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc tổng giá trị trong ngày trên 20 triệu đồng (giao dịch loại C, D) phải xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng như sau:
- Khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chíp của thẻ Căn cước công dân của khách hàng do cơ quan Công an cấp;
- Hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập;
- Hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra.
Nếu chuyển tiền từ 10 triệu đồng/giao dịch trở xuống hoặc tổng giá trị trong ngày dưới 20 triệu đồng (giao dịch loại A, B), khách hàng chưa cần phải cập nhật xác thực sinh trắc học ngay, việc chuyển tiền vẫn bình thường như lâu nay mà không phải xác thực khuôn mặt.
Đối với khách hàng chưa có thẻ căn cước gắn chíp (khách hàng chỉ có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật) cần phải liên hệ ngân hàng mở tài khoản thanh toán để được hướng dẫn, thu thập thông tin sinh trắc học theo quy định.
Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán? (Hình từ Internet)
Khi nào công dân buộc phải đổi sang thẻ căn cước gắn chip?
Tại Luật Căn cước 2023 không có quy định rõ khi nào công dân buộc phải đổi sang thẻ căn cước gắn chip.
Tuy nhiên tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (Đã hết hiệu lực) quy định về trường hợp đổi chứng minh nhân dân như sau:
Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
...
Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 (Đã hết hiệu lực) quy định về trường hợp đổi căn cước công dân như sau:
Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
...
Theo các quy định trên thì có thể hiểu công dân buộc phải đổi sang thẻ căn cước gắn chip trong các trường hợp sau:
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước cũ đã hết thời hạn sử dụng
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy cách của thẻ căn cước gắn chip mới đối với người từ 18 tuổi trở lên như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 16/2024/TT-BCA thì quy cách thẻ căn cước gắn chip mới hiện nay như sau:
(1) Hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước gồm bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau gồm các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen.
(2) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 06 tuổi trở lên) được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 12mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm.
(3) Màu sắc của các thông tin trên thẻ căn cước:
- Màu xanh tím đối với các dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, Independence - Freedom - Happiness; IDENTITY CARD; Số định danh cá nhân/Personal identification number; Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Full name; Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Nơi cư trú/Place of residence; Nơi đăng ký khai sinh/Place of birth; Ngày, tháng, năm cấp/Date of issue; Ngày, tháng, năm hết hạn/Date of expiry; BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY và biểu tượng chíp điện tử;
- Màu đỏ đối với dòng chữ CĂN CƯỚC;
- Màu đen đối với: Thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp thẻ căn cước; thông tin về ngày, tháng, năm cấp; thông tin về ngày, tháng, năm hết hạn; mã QR; dòng MRZ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?