Chưa có tên định danh thì người quảng cáo có thể thực hiện cuộc gọi quảng cáo đến người sử dụng hay không?
- Bản khai đăng ký tên định danh đối với cá nhân để thực hiện cuộc gọi quảng cáo hiện là mẫu tờ khai nào?
- Cá nhân có phải đóng phí khi xin cấp tên định danh để thực hiện cuộc gọi quảng cáo hay không?
- Chưa có tên định danh thì người quảng cáo có thể thực hiện cuộc gọi quảng cáo đến người sử dụng hay không?
Bản khai đăng ký tên định danh đối với cá nhân để thực hiện cuộc gọi quảng cáo hiện là mẫu tờ khai nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký cấp tên định danh như sau:
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh bao gồm:
1. Đối với tổ chức
a) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
2. Đối với cá nhân
a) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Từ quy định trên thì bản khai đăng ký tên định danh đang được sử dụng hiện nay là Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP TẢI VỀ.
Ngoài bản khai đăng ký tên định danh thì cá nhân còn cần phải nộp kèm theo bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu và các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có) để đăng ký tên định danh.
Chưa có tên định danh thì người quảng cáo có thể thực hiện cuộc gọi quảng cáo đến người sử dụng hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có phải đóng phí khi xin cấp tên định danh để thực hiện cuộc gọi quảng cáo hay không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận tên định danh như sau:
Cấp Giấy chứng nhận tên định danh
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận hồ sơ bằng cách gửi thư điện tử hoặc tin nhắn thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, trong nội dung thông báo ghi cụ thể ngày, giờ đã nhận hồ sơ.
2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và quyết định một trong các trường hợp sau:
a) Cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp lệ phí theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thông qua thư điện tử;
b) Không cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ, tổ chức, cá nhân bổ sung, giải hình, hoàn thiện hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn.
Như vậy, cá nhân khi đăng ký tên định danh để thực hiện cuộc gọi quảng cáo thì cần phải nộp lệ phí.
Ngay sau khi nhận được lệ phí thì Cục An toàn thông tin gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP Tải thông qua thư điện tử cho cá nhân.
Chưa có tên định danh thì người quảng cáo có thể thực hiện cuộc gọi quảng cáo đến người sử dụng hay không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện cuộc gọi quảng cáo như sau:
Nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo
1. Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
2. Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.
3. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
4. Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
5. Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
6. Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
7. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
8. Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
Theo đó, người quảng cáo chi được phép thực hiện cuộc gọi quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để thực hiện cuộc gọi quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?