Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tạm dừng cuộc họp trái quy định thì Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp có hiệu lực hay không?
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được phép tạm dừng cuộc họp trong trường hợp nào?
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tạm dừng cuộc họp trái quy định thì Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp có hiệu lực hay không?
- Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thuộc thẩm quyền bằng các hình thức nào?
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được phép tạm dừng cuộc họp trong trường hợp nào?
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được phép tạm dừng cuộc họp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cụ thể như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
…
7. Người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau đây:
a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây:
a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
b) Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
c) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp;
9. Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc; tất cả nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được phép tạm dừng cuộc họp trong các trường hợp sau:
- Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
- Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
- Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp;
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tạm dừng cuộc họp trái quy định thì Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp có hiệu lực hay không?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
Theo đó, trong trường hợp chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định của pháp luật thì tất cả Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.
Lưu ý: trong trường hợp chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định của pháp luật, Đại hội đồng cổ đông được bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cho đến lúc kết thúc.
Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thuộc thẩm quyền bằng các hình thức nào?
Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
b) Định hướng phát triển công ty;
c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Tổ chức lại, giải thể công ty.
Như vậy, Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thuộc thẩm quyền bằng một trong các hình thức sau:
- Hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
- Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?