Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được phạt vi phạm giao thông? Trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được phạt vi phạm giao thông theo Nghị định mới?
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Điều 41 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 42 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
...
Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của địa phương mình, cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được phạt vi phạm giao thông? Trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh ra quyết định xử phạt?
Trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh ra quyết định xử phạt được quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm có trừ điểm giấy phép lái xe thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cập nhật dữ liệu trừ điểm giấy phép lái xe vào Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Việc thông báo trừ điểm giấy phép lái xe thực hiện bằng văn bản theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và được giao trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc thực hiện thông báo bằng phương thức điện tử thông qua tài khoản của công dân đăng ký trên Cổng dịch vụ công, Ứng dụng giao thông trên thiết bị di động khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin; đồng thời cập nhật thông tin về giấy phép lái xe bị trừ điểm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông.
Trường hợp giấy phép lái xe được thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện cập nhật trạng thái trừ điểm giấy phép lái xe trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn gửi báo cáo để hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc Hội là bao lâu?
- Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là ai? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có bao nhiêu thành viên?
- Nhận xét kết quả rèn luyện học sinh cuối kì 1 theo Thông tư 22? Mẫu nhận xét kết quả rèn luyện học sinh theo Thông tư 22?
- Đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?