Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được chỉ đạo chữa cháy rừng hay không? Ai là người có chức vụ cao nhất chỉ huy cứu nạn cứu hộ tại nơi chữa cháy rừng?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được chỉ đạo chữa cháy rừng hay không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được chỉ đạo chữa cháy rừng hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chữa cháy rừng. Người chỉ đạo chữa cháy rừng có nhiệm vụ:
a) Huy động, điều phối và phân công các lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu để chữa cháy rừng;
b) Bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cầu, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy rừng.
Theo đó, căn cứ trên quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chữa cháy rừng.
Người chỉ đạo chữa cháy rừng có nhiệm vụ:
- Huy động, điều phối và phân công các lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu để chữa cháy rừng;
- Bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cầu, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy rừng.
Ai là người có chức vụ cao nhất chỉ huy cứu nạn cứu hộ tại nơi chữa cháy rừng?
Theo Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013 và khoản 2 Điều 2 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013) quy định như sau:
Người chỉ huy chữa cháy
1. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
2. Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
a) Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;
b) Cháy tại thôn thì trưởng thôn là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp những người này vắng mặt thì đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;
c) Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;
d) Cháy rừng nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy, trưởng thôn tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;
đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
Theo đó, khi xảy ra cháy rừng, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy chỉ huy cứu nạn cứu hộ là người chỉ huy chữa cháy.
Tuy nhiên, trường hợp người chỉ huy chữa cháy theo quy định trên chưa đến kịp tại nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
- Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;
- Cháy tại thôn thì trưởng thôn là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp những người này vắng mặt thì đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;
- Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;
- Cháy rừng nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy, trưởng thôn tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy rừng được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy rừng
…
2. Người chỉ huy chữa cháy rừng quy định tại Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy, khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy. Người chỉ huy chữa cháy rừng có nhiệm vụ:
a) Trực tiếp điều hành các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng;
b) Tổ chức trinh sát đám cháy; xác định vị trí, hướng chữa cháy chính và việc triển khai lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy, các biện pháp để chữa cháy;
c) Quyết định phân chia khu vực chữa cháy và chỉ định người chỉ huy của từng lực lượng chữa cháy rừng theo từng khu vực;
d) Báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến của đám cháy;
đ) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy; bảo đảm các hoạt động hỗ trợ trong công tác chữa cháy rừng;
e) Phối hợp tổ chức bảo vệ khu vực chữa cháy, hiện trường vụ cháy; áp dụng các biện pháp bảo vệ tài liệu, đồ vật phục vụ công tác điều tra vụ cháy, xác định nguyên nhân gây ra cháy rừng;
g) Tổ chức tập hợp lực lượng, thu hồi phương tiện trở về đơn vị khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy rừng;
h) Sau khi dập tắt đám cháy, yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra hiện trường để đám cháy không bùng phát trở lại;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, căn cứ trên quy định người chỉ huy chữa cháy rừng có nhiệm vụ:
- Trực tiếp điều hành các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng;
- Tổ chức trinh sát đám cháy; xác định vị trí, hướng chữa cháy chính và việc triển khai lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy, các biện pháp để chữa cháy;
- Quyết định phân chia khu vực chữa cháy và chỉ định người chỉ huy của từng lực lượng chữa cháy rừng theo từng khu vực;
- Báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến của đám cháy;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy; bảo đảm các hoạt động hỗ trợ trong công tác chữa cháy rừng;
- Phối hợp tổ chức bảo vệ khu vực chữa cháy, hiện trường vụ cháy; áp dụng các biện pháp bảo vệ tài liệu, đồ vật phục vụ công tác điều tra vụ cháy, xác định nguyên nhân gây ra cháy rừng;
- Tổ chức tập hợp lực lượng, thu hồi phương tiện trở về đơn vị khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy rừng;
- Sau khi dập tắt đám cháy, yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra hiện trường để đám cháy không bùng phát trở lại;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?