Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có tịch thu tài sản thì xử lý như thế nào?
- Tài sản bị tịch thu trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản thuộc quyền sở hữu của ai?
- Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có tịch thu tài sản thì xử lý như thế nào?
- Thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản bị tịch thu trong xử phạt vi phạm hành chính thì ai là chủ tịch Hội đồng?
Tài sản bị tịch thu trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản thuộc quyền sở hữu của ai?
Tài sản bị tịch thu trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản thuộc quyền sở hữu ai, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
...
Như vậy, tài sản bị tịch thu trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản thuộc quyền sở hữu toàn dân.
Vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có tịch thu tài sản thì xử lý như thế nào?
Nếu đơn vị chị là cơ quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định tịch thu thì cơ quan chị là đơn vị chủ trì quản lý tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
...
Việc lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC như sau:
Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
...
3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt phương án xử lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:
a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch (đối với tài sản do cấp huyện quyết định tịch thu) để báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).
Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp, căn cứ đề xuất của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.
...
Hình thức xử lý như thế nào là tùy thuộc phương án xử lý được phê duyệt chứ không có hình thức xử lý cụ thể cho từng loại tài sản tịch thu.
Thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản bị tịch thu trong xử phạt vi phạm hành chính thì ai là chủ tịch Hội đồng?
Quy định về Hội đồng định giá tài sản tại Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
2. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
a) Thông tin về tài sản: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản hoặc quyết định tịch thu tài sản (số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành), chủng loại, số lượng, chất lượng tài sản, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất, nước sản xuất...
b) Giá trị tài sản (nếu có).
Riêng đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thì đơn vị lập phương án xử lý tài sản phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản ghi vào phương án. Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng của đơn vị lập phương án và đại diện: Cơ quan tài chính (nơi có tài sản), cơ quan tiếp nhận (nếu có), cơ quan chuyên môn có liên quan.
...
Cho nên Chủ tịch Hội đồng ở đây ở đây là thủ trưởng của đơn vị lập phương án xử lý và đại diện: Cơ quan tài chính (nơi có tài sản), cơ quan tiếp nhận (nếu có), cơ quan chuyên môn có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?