Chủ tịch Quốc hội có tối đa bao nhiêu trợ lý? Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể nào?
Chủ tịch Quốc hội có trợ lý không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu người?
Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký được quy định tại Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký
1. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.
b) Ủy viên Bộ Chính trị.
c) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1 Điều này.
b) Ủy viên Trung ương Đảng; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội là một trong những chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý.
Về số lượng trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định tại Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
...
Như vậy, Chủ tịch Quốc hội có tối đa 04 trợ lý giúp việc cho mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Chủ tịch Quốc hội có tối đa bao nhiêu trợ lý? Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể nào? (hình từ internet)
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội phải từng giữ chức vụ gì?
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện
...
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể
a) Đối với chức danh trợ lý
- Có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng phối hợp công tác.
- Giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Đối với chức danh thư ký
- Am hiểu công việc hành chính; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng sắp xếp công việc và phối hợp công tác.
- Có thời gian công tác tối thiểu là 9 năm trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị và đáp ứng điều kiện:
+ Thư ký chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.
+ Thư ký chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này ở cơ quan Trung ương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm phó vụ trưởng hoặc tương đương; ở địa phương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm cấp phó sở, ngành hoặc tương đương.
Như vậy, trợ lý Chủ tịch Quốc hội cần phải giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tuổi công tác của Trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định ra sao?
Tuổi công tác của Trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định tại Điều 6 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau:
Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác
1. Tuổi bổ nhiệm
a) Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này phải còn trong độ tuổi lao động.
b) Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 2, Điều 2 Quy định này phải còn đủ 5 năm công tác trở lên; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Tuổi công tác
a) Thời gian công tác của trợ lý, thư ký chức vụ lãnh đạo tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quy định này gắn với thời gian công tác của đồng chí lãnh đạo. Việc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký do đồng chí lãnh đạo xem xét, quyết định.
b) Thời gian công tác của trợ lý chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 Quy định này gắn với thời gian công tác của đồng chí lãnh đạo và không quá 65 tuổi đối với nam, 63 tuổi đối với nữ.
c) Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 và Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tuổi công tác của Trợ lý Chủ tịch Quốc hội gắn với thời gian công tác của đồng chí lãnh đạo. Việc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký do đồng chí lãnh đạo xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?