Chủ tịch nước có chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa không?
- Chủ tịch nước có chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa không?
- Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) có phải là ngày lễ lớn không?
- Thời gian, thời lượng bắn pháo hoa vào ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch)?
Chủ tịch nước có chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa không?
Chủ tịch nước có chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) trên Đài Truyền hình Việt Nam vào thời khắc giao thừa thì theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ tịch nước chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.
Bên cạnh đó, trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn từ 5 đến 7 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Chủ tịch nước chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên Đài Truyền hình Việt Nam (Hình từ Internet)
Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) có phải là ngày lễ lớn không?
Các ngày lễ lớn của đất nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) được xem là một trong những ngày lễ lớn của nước ta.
Thời gian, thời lượng bắn pháo hoa vào ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch)?
Thời gian, thời lượng bắn pháo hoa vào ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch) căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, thời gian, thời lượng bắn pháo hoa vào ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) như sau:
Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
Các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Bên cạnh đó, thẩm quyền quyết định cho phép bắn pháo hoa nổ vào ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn (01 tháng Giêng Âm lịch) có nêu tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?