Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc không? Ai có quyền chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên PVN?
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu theo đề nghị của Bộ Công Thương và thẩm định của Bộ Nội vụ. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của PVN. Chủ tịch Hội đồng thành viên không kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc PVN.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN không kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc PVN.
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng Giám đốc PVN không?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 41 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN
...
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
a) Thay mặt Hội đồng thành viên PVN ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho PVN; quản lý PVN theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN;
b) Thay mặt Hội đồng thành viên PVN hoặc ủy quyền bằng văn bản cho các thành viên khác của Hội đồng thành viên PVN ký các nghị quyết, quyết định và các loại văn bản khác của Hội đồng thành viên PVN;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý và hàng năm của Hội đồng thành viên;
d) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên PVN hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên PVN; chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thành viên;
đ) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên PVN; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng Giám đốc PVN nếu quyết định đó trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN; tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của PVN, kết quả quản lý điều hành của Tổng Giám đốc PVN;
e) Chủ trì việc tổ chức nghiên cứu và đề xuất chương trình về chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 05 năm, hàng năm, dự án đầu tư của PVN trình Hội đồng thành viên quyết định hoặc Hội đồng thành viên trình cấp có thẩm quyền quyết định; tổ chức họp lấy ý kiến Hội đồng thành viên quyết định về phương án đổi mới tổ chức, phương án nhân sự và các nội dung quản lý cán bộ đối với Người đại diện phần vốn, Người quản lý tại các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết theo Quy chế phân cấp quản lý cán bộ của Tập đoàn, phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và quy định của pháp luật;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng Giám đốc PVN nếu quyết định đó trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN.
Ai có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 42 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên
...
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên. Các thành viên Hội đồng thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên và các đại biểu được mời dự họp (nếu có) trước ngày họp ít nhất 03 ngày làm việc (trừ trường hợp đột xuất).
3. Thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax hoặc các phương tiện điện tử khác và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên và đại biểu khác được mời dự họp. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp. Hình thức họp trực tuyến có thể được áp dụng khi cần thiết.
4. Cuộc họp lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung phiếu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu PVN. Đối với các giao dịch của người có liên quan, thành viên Hội đồng thành viên là người có liên quan không được quyền biểu quyết.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?