Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại là ai?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại là ai?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
- Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại làm việc theo nguyên tắc nào?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại là ai?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BTNMT quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng có số lượng thành viên từ 07 đến 09 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, trong đó:
1. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lãnh đạo của Cơ quan thường trực thẩm định.
2. Phó chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thư ký là các công chức của Cơ quan thường trực thẩm định.
3. Các Ủy viên gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia, cán bộ khoa học có chuyên môn phù hợp.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại là lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lãnh đạo của Cơ quan thường trực thẩm định.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại là ai? (hình từ internet)
Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
...
2. Chủ tịch Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định triệu tập cuộc họp của Hội đồng;
b) Điều hành cuộc họp của Hội đồng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp của Hội đồng; kết luận cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của Hội đồng;
d) Ký biên bản cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng.
...
Theo đó, ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BTNMT, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
- Quyết định triệu tập cuộc họp của Hội đồng;
- Điều hành cuộc họp của Hội đồng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
- Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp của Hội đồng; kết luận cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của Hội đồng;
- Ký biên bản cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng.
Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại làm việc theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.
2. Ý kiến của từng thành viên Hội đồng và ý kiến thẩm định của Hội đồng được thể hiện trong biên bản cuộc họp Hội đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hội đồng kết luận theo 01 trong 03 mức độ:
a) Đồng ý thông qua: khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;
b) Đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;
c) Không đồng ý thông qua: khi có trên một phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua hoặc cả 02 Ủy viên Phản biện có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
Theo đó, Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại làm việc theo những nguyên tắc sau đây:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.
- Ý kiến của từng thành viên Hội đồng và ý kiến thẩm định của Hội đồng được thể hiện trong biên bản cuộc họp Hội đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2019/TT-BTNMT.
- Hội đồng kết luận theo 01 trong 03 mức độ:
+ Đồng ý thông qua: khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;
+ Đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;
+ Không đồng ý thông qua: khi có trên một phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua hoặc cả 02 Ủy viên Phản biện có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?