Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty không?
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xi măng Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 08-CP năm 1996 quy định như sau:
...
4. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm Trưởng ban Ban kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành xi măng, kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.
...
Đối chiếu quy định trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam không được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty không? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 6 Điều 15 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xi măng Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 08-CP năm 1996 quy định như sau:
...
6. Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Tổng công ty;
b) Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 thành viên đương nhiệm của Hội đồng quản trị;
c) Xin từ nhiệm, nếu có lý do chính đáng;
d) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
...
Theo đó, Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam có nhiệm kỳ 5 năm.
Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam làm việc theo chế độ gì?
Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 15 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xi măng Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 08-CP năm 1996 quy định như sau:
...
8. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị:
a) Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty, do Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc, hoặc Trưởng ban Ban kiểm soát, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp Hội đồng, trường hợp vắng mặt vì lý do chính đáng thì Chủ tịch uỷ nhiệm cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị chủ trì cuộc họp;
c) Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họp trước ngày họp 5 ngày. Nội dung và kết luận của các cuộc họp Hội đồng quản trị đều phải được ghi thành biên bản và phải được tất cả thành viên Hội đồng quản trị dự họp ký tên. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
d) Khi Hội đồng quản trị họp để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của Tổng công ty thì phải mời đại diện của các Bộ, ngành liên quan dự họp; trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh dự họp; trường hợp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động thì phải mời đại diện công đoàn ngành đến dự. Đại diện của các cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phát biểu nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản trị, đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
...
Như vậy, Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?