Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do ai giữ chức vụ?
- Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do ai giữ chức vụ?
- Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gì?
- Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng hòa giải của Chủ tịch Hội đồng hòa giải được quy định thế nào?
Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do ai giữ chức vụ?
Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 4 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Thành lập Hội đồng hòa giải
1. Hội đồng hòa giải do Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam quyết định thành lập khi phát sinh vụ việc hòa giải. Hội đồng hòa giải tự động giải thể sau khi chấm dứt hòa giải.
2. Trình tự thành lập Hội đồng hòa giải được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.
3. Hội đồng hòa giải có tối thiểu 05 thành viên gồm:
- Chủ tịch: Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam;
- Phó Chủ tịch: Trưởng Ban Quản lý thành viên hoặc Trưởng Ban chuyên môn liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thành viên: Các cán bộ của các ban có liên quan của Sở GDCK Việt Nam; cán bộ của Sở GDCK TP. HCM, Sở GDCK Hà Nội có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thư ký: Chuyên viên Ban Quản lý thành viên .
Căn cứ quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giữ chức vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định trên các thành viên còn lại của Hội đồng hòa giải bao gồm:
- Phó Chủ tịch: Trưởng Ban Quản lý thành viên hoặc Trưởng Ban chuyên môn liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thành viên: Các cán bộ của các ban có liên quan của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; cán bộ của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thư ký: Chuyên viên Ban Quản lý thành viên .
Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm Hội đồng hòa giải và Chủ tịch Hội đồng hòa giải
1. Hội đồng hòa giải có trách nhiệm:
a) Đại diện Sở GDCK Việt Nam thực hiện hòa giải tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam;
b) Chuẩn bị và tổ chức hòa giải theo quy trình tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy định này.
2. Chủ tịch Hội đồng hòa giải có trách nhiệm:
a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng hòa giải;
b) Quyết định việc tổ chức, hoãn, chấm dứt hòa giải theo quy định tại Điều 11, 12, 13 Quy định này;
c) Báo cáo Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam về kết quả hòa giải sau khi chấm dứt hòa giải.
Căn cứ trên quy định Chủ tịch Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm:
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng hòa giải;
- Quyết định việc tổ chức, hoãn, chấm dứt hòa giải theo quy định tại Điều 11, 12, 13 Quy định này;
- Báo cáo Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam về kết quả hòa giải sau khi chấm dứt hòa giải.
Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng hòa giải của Chủ tịch Hội đồng hòa giải được quy định thế nào?
Theo Phụ lục 01 Quy trình hòa giải tranh chấp ấp dụng đối với Hội đồng hòa giải, các đơn vị thuộc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng hòa giải phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng hòa giải:
(1) Phó Chủ tịch Hội đồng hòa giải: chỉ đạo và giám sát tiến trình xử lý vụ việc, làm việc với các thành viên, cùng với các thành viên tham gia góp ý phương án hòa giải và báo cáo Chủ tịch Hội đồng hòa giải;
(2) Thành viên Hội đồng hòa giải: nghiên cứu hồ sơ, tham gia góp ý phương án hòa giải;
(3) Thư ký Hội đồng hòa giải thực hiện những công việc sau:
- Tìm hiểu sự việc, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại với các thành viên hoặc đại diện các thành viên nhằm hỗ trợ các thành viên trong việc đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp của mỗi thành viên. Trường hợp không thể tiếp xúc cùng lúc với các thành viên, có thể gặp gỡ và trao đổi riêng biệt với mỗi bên hoặc đại diện mỗi thành viên;
- Yêu cầu thành viên cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ;
- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tài liệu với các ban nghiệp vụ hoặc cơ quan liên quan trong trường hợp cần thiết;
- Nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết với Hội đồng hòa giải;
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến từ các thành viên của Hội đồng hòa giải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?